Điều kiện, thủ tục xin Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 - MỚI

Có được chứng chỉ ISO 22000:2018, các doanh nghiệp không chỉ chuẩn hóa được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà còn có thể đưa sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp đến nhiều thị trường khó tính trong và ngoài nước. Vậy điều kiện, thủ tục xin Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp sản xuất thực phẩm như thế nào? Cùng Quốc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO) nhằm giúp các doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro đối với thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Hiện nay phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018 được công nhận và có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, ISO 22000:2018 có giá trị thay thế cho Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa biết làm sao để áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất, vậy nên hãy cùng Quốc Việt tìm hiểu trong bài viết này. 

Điều kiện được cấp chứng nhận ISO 22000:2018

Các doanh nghiệp nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm có chứng chỉ ISO 22000:2018 được đánh giá là đơn vị có hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, có sản phẩm an toàn, chất lượng. ISO 22000:2018 được cấp cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

1. Điều kiện về nhà xưởng sản xuất thực phẩm

  • Vị trí đặt nhà xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm phải cách xa các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Đường đi nội bộ được xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, có đường ống thoát nước tốt, không gây ô nhiễm, khép kín.
  • Đảm bảo nhà xưởng có đủ nguồn nước sạch, thuận lợi về giao thông đi lại.
  • Việc thiết kế, bố trí các khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm… phải đảm bảo nguyên tắc tránh ô nhiễm chéo; kho bảo quản thực phẩm phải phù hợp với yêu cầu của mỗi loại thực phẩm, tránh sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại.
  • Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố khác như kết cấu nhà xưởng, ánh sáng, thông gió, kiểm soát độ ẩm, trang thiết bị, dụng cụ, nhà vệ sinh… đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của ISO 22000:2018.    

2. Điều kiện về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

  • Để được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, tổ chức, doanh nghiệp phải tìm hiểu, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn của ISO 22000:2018 và phải đảm bảo duy trì nó trong suốt thời gian hoạt động.

3. Điều kiện để được đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận

  • Khi hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có những bằng chứng chứng minh được sự phù hợp của mình đối với tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Lúc này, doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động cải tiến, khắc phục để nâng cao hiệu của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên hệ và làm việc với tổ chức chứng nhận để thực hiện đánh giá và cấp Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

Quy trình cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

Chứng chỉ ISO 22000:2018 được cấp bởi 1 Tổ chức chứng nhận trong nước hoặc Tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, các Tổ chức chứng nhận đều phải hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế thế giới và chịu sự giám sát, chỉ định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Do đó, quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cũng phải tuân theo các bước nhất định sau đây:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận & thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận

  • Tổ chức, doanh nghiệp gửi bản Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận, trong đó bao gồm các thông tin cơ bản của tổ chức, doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, địa điểm đánh giá, phương thức sản xuất, sản phẩm đang kinh doanh, số lượng nhân sự… Sau đó, hai bên thực hiện thỏa thuận và ký kết hợp đồng chứng nhận.

Bước 2: Lên kế hoạch và tổ chức đánh giá sơ bộ cơ sở sản xuất   

  • Sau khi tổ chức chứng nhận nhận được thông tin và yêu cầu của doanh nghiệp, sẽ tiến hành lên kế hoạch đánh giá và gửi cho doanh nghiệp nắm được. Sau đó cử đội ngũ chuyên gia xuống trực tiếp để đánh giá sơ bộ thực tế hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá nhà cơ sở sản xuất

  • Các chuyên gia của Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thẩm định tài liệu và đánh giá thực tế tại doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 22000 hay không. Việc đánh giá được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan và tuân thủ theo các quy định của ISO 22000.
  • Kết quả đánh giá của các chuyên gia chính là căn cứ để xác nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 22000:2018 không.

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018

  • Sau khi có kết quả đánh giá từ các chuyên gia, Tổ chức chứng nhận tiến hành thẩm định hồ sơ nếu thấy hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận ISO 2200:2018 cho doanh nghiệp.
  • Hiệu lực của chứng nhận ISO 22000:2018 là 3 năm kể từ ngày được cấp.

Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

  • Sau khi được cấp chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn của ISO 22000. Tời kỳ hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận sẽ xuống và thực hiện giám sát định kỳ tại nhà xưởng, nơi doanh nghiệp kinh doanh từ đó làm căn cứ và bằng chứng để quyết định có tiếp tục duy trì hiệu lực chứng nhận cho doanh nghiệp hay không.
  • Kỳ hạn giám sát tối thiểu 12 tháng/lần và số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần.

Tầm quan trọng của chứng nhận ISO 22000:2018

  • Là cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
  • Là tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải có ISO 22000:2018 khi tham gia đấu thầu, cung cấp thực phẩm cho nhà máy, xí nghiệp hay trường học, bệnh viện.
  • Nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát các rủi ro trong an toàn thực phẩm từ đó giúp nâng cao hiệu quả vận hành của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thể thay thế cho Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Tức là có Giấy chứng nhận ISO 22000:2018, doanh nghiệp không cần xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nữa.

Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về điều kiện, thủ tục xin Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 dành cho các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thực phẩm. Doanh nghiệp cần tư vấn thêm thông tin hoặc có nhu cầu làm Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi về giấy chứng nhận ISO 22000:2018

ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000, là một trong những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO) nhằm giúp các doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro đối với thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Có. Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 thì không cần xin Giấy phép an toàn thực phẩm.

Hiệu lực của chứng nhận ISO 22000:2018 là 3 năm kể từ ngày được cấp.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, ISO 22000:2018 mang lại những lợi ích sau:

  • Là cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
  • Là tài liệu chứng minh năng lực của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, cung cấp thực phẩm cho nhà máy, xí nghiệp hay trường học, bệnh viện.
  • Nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát các rủi ro trong an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 có thể thay thế cho Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quy trình cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cũng phải tuân theo 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận & thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận.
  • Bước 2: Lên kế hoạch và tổ chức đánh giá sơ bộ cơ sở sản xuất.
  • Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá nhà cơ sở sản xuất.
  • Bước 4: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
  • Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại.

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn