Chi tiết về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi công ty TNHH, cổ phần thành doanh nghiệp xã hội và những lưu ý cần biết sẽ được Quốc Việt hướng dẫn trong bài viết này. Có đầy đủ hồ sơ, file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực ngày 04/01/2021.
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/04/2021.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
Doanh nghiệp xã hội là gì
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, một một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp xã hội nếu đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
- Có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
- Phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Doanh nghiệp xã hội giống với các loại hình doanh nghiệp khác vì đều được tổ chức và quản lý theo hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt của doanh nghiệp xã hội đó là: Doanh nghiệp xã hội thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em...thay vì mang lại lợi nhuận tối đa cho chủ doanh nghiệp.
Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH, cổ phần thành doanh nghiệp xã hội
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ chuyển đổi công ty cổ phần, TNHH thành doanh nghiệp xã hội như sau:
Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 1 thành viên thành doanh nghiệp xã hội
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thông qua nội dung bản Cam kết.
Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên trở lên thành doanh nghiệp xã hội
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thông qua nội dung bản cam kết.
- Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thông qua nội dung bản cam kết.
Hồ sơ chuyển đổi công ty cổ phần thành doanh nghiệp xã hội
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua nội dung bản cam kết.
- Bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua nội dung bản cam kết.
Nếu doanh nghiệp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục thì cần bổ sung thêm:
- Giấy ủy quyền cho người thay doanh nghiệp thực hiện thủ tục.
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Mẫu cam kết thực hiện mục tiêu xã hội môi trường
Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH, cổ phần thành doanh nghiệp xã hội
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như ở trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo kết quả:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Lưu ý: Trường hợp khi chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, nếu doanh nghiệp không thay đổi tên công ty, địa chỉ hay thông tin khác thì không làm thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, không cần khắc lại con dấu, làm lại biển hiệu công ty hay thay đổi thông tin hóa đơn.
Quy định về doanh nghiệp xã hội
Tại Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội cụ thể như sau:
Quyền lợi của doanh nghiệp xã hội
- Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội
- Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động.
- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Các mô hình doanh nghiệp xã hội hiện nay
Doanh nghiệp xã hội được chia thành các mô hình sau:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động theo hình thức như: trung tâm, quỹ bảo trợ, các tổ/nhóm tình nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS…
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp do các doanh nhân đứng ra thành lập, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, trong đó mục tiêu kinh tế là bàn đạp để thực hiện mục tiêu xã hội.
- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, có định hướng xã hội là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chi phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về tài chính, mà chỉ chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án môi trường, xã hội vì cộng đồng. Đa số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tái đầu tư hoặc trợ cấp cho các hoạt động này.
Trên đây, là những thông tin chi tiết về hồ sơ, thủ tục chuyển đổi công ty TNHH, cổ phần thành doanh nghiệp xã hội. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm thông tin hoặc cần tư vấn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội hãy gọi cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi thường gặp khi chuyển đổi công ty thành DNXH
Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng và phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua nội dung bản cam kết.
- Bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua nội dung bản cam kết.
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thông qua nội dung bản Cam kết.
KHÔNG. Trường hợp doanh nghiệp chỉ thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội, không thay đổi tên công ty hay địa chỉ trụ sở thì không cần khắc lại con dấu pháp nhân.
Doanh nghiệp xã hội được chia thành 3 nhóm là: DNXH phi lợi nhuận, DNXH không vì lợi nhuận, DNXH có định hướng xã hội, có lợi nhuận.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT