Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư - Mới Nhất

Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là gì? Quốc Việt sẽ giải đáp cho bạn chi tiết và đầy đủ trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01/01/2021.
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư có hiệu lực ngày 26/03/2021.
  • Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/04/2021.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Có quốc tịch (cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam.
  • Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường như tỷ lệ sở hữu vốn, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư...
  • Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức sau:

Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với:

  1. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài)
  2. Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
    • Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (công ty hợp danh).
    • Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
    • Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tóm lại, dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trình tự các bước xin Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án đầu tư  không thuộc chủ trương đầu tư như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì Giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt.
  • Hợp đồng thuê trụ sở để thực hiện dự án đầu tư, giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (Trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam).

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm:

  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:

  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài.
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày) hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư. Phòng Đăng ký đầu tư nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận.

Bước 3: Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký đầu tư

Trong vòng 15 - 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.

Lưu ý khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

  • Sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cần tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT.
  • Đối với mục tiêu dự án (ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể đăng ký hoạt động bình thường. Nhưng để được thực hiện việc phân phối bán lẻ thì nhà đầu tư phải xin Giấy phép phân phối do Sở Công thương cấp.

Trên đây là những thông tin chi tiết về điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho người nước ngoài. Nếu vẫn còn những thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ xin Giấy chứng nhận đầu tư, bạn hãy gọi ngay cho Quốc Việt theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ!

Một số câu hỏi thường gặp khi xin Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 5 hình thức: Thành lập tổ chức kinh tế mới (thành lập công ty), thực hiện dự án đầu tư, góp vốn vào công ty Việt Nam, đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP), đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Nhà đầu tư phải có quốc tịch (nếu là cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (nếu là tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO và ngành nghề đăng ký đầu tư không nằm trong danh mục bị cấm.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm có: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, đề xuất dự án đầu tư, văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng thuê trụ sở để thực hiện dự án đầu tư, bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.
Có 2 trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam là dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ thì phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn