Thủ tục đăng ký thương hiệu nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam? Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam ra sao? Cách tra cứu nhãn hiệu thế nào? Sau đây, Quốc Việt sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009.
  • Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
  • Quyết định số 3675/QĐ-BKHCN của có hiệu lực từ ngày 25/12/2017.

Lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam cần lưu ý:

  • Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam (Ví dụ như Quốc Việt)
  • Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Thời gian được bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn, hết 10 năm chủ nhãn hiệu phải làm thủ tục gia hạn nhãn hiệu để được tiếp tục sử dụng

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo quyết định số 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tương tự như nhãn hiệu Việt Nam và bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản).
  • Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (5 mẫu, kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm).
  • Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí ((trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm hoặc nhãn hiệu hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

 Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ phải được viết bằng tiếng Việt, nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch thuật, công chứng.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

1. Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ? Có 3 nguyên nhân sau:

  • Tra cứu nhãn hiệu giúp đánh giá khả năng nhãn hiệu được bảo hộ thành công.
  • Kiểm tra nhãn hiệu có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó tại Việt Nam hay không? Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư trước khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ tại Việt Nam.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký nhãn hiệu, tránh trường hợp nộp đơn chờ đợi lâu mà không được bảo hộ.

Nhà đầu tư có thể thực hiện tra cứu với chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tra cứu trên website http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Thời gian tra cứu có thể mất từ 1-3 ngày.

2. Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Việc xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng bởi nó quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Việc phân loại này được dựa trên bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ theo thoả ước ni xơ. Trong đó:

  • Nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa.
  • Nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.

Càng nhiều nhóm thì phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu càng rộng nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí bảo hộ càng cao.

➤ ➤ Tham khảo bài viết: Phân nhóm hàng hóa dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền

Quy trình đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Cách 2: Nộp online trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link http://dvctt.noip.gov.vn/ (lưu ý, cá nhân, tổ chức phải có chữ ký số để ký xác thực hồ sơ).

Các khoản chi phí cá nhân, tổ chức phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ tại Bước này gồm có:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
  • Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

  • Thời hạn giải quyết: 01 tháng từ ngày nộp đơn.
  • Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ và cho chủ đơn thời hạn 2 tháng để phúc đáp hoặc bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Công bố đơn

  • Thời hạn giải quyết: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ
  • Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

  • Thời hạn giải quyết: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
  • Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Đóng lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu), chủ đơn phải nộp các khoản phí sau:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 nhóm. Năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ giảm còn 60.000 đồng cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 50.000 đồng/1 nhóm.
  • Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
  • Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

Thời gian từ thời điểm nộp đơn tới thời điểm đóng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể mất từ 12-14 tháng, do đó, chi phí này có thể thay đổi theo quy định của pháp luật. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo cụ thể cho chủ đơn sau khi ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Bước 7: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Sau khoảng 2 - 3 tháng kể từ khi có Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thực tế, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể mất từ 16 - 18 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ. Vì thế, để rút ngắn thời gian và nâng cao xác suất đăng ký thành công, khách hàng có thể tham khảo dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Quốc Việt.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hay dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu của Quốc Việt, hãy gọi cho chúng tôi theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ giải đáp.

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Tổ chức nước ngoài thuộc các quốc gia là thành viên của thỏa ước Madrid có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Quốc Việt. Trường hợp tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam thì bắt buộc phải nộp thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

Thành phần hồ sơ gồm có: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ, danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và các giấy tờ khác liên quan.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để kiểm tra xem nhãn hiệu bạn dự định đăng ký có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ trước đó hay không và gia tăng xác suất được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Nếu quá trình thẩm định đơn thuận lợi thì phải mất từ 16-18 tháng, Cục Sở hữu trí tuệ mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Việc xác định nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng bởi nó quyết định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Càng nhiều nhóm thì phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu càng rộng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn