So sánh Chi Nhánh và Văn Phòng Đại Diện của doanh nghiệp

Vai trò và chức năng của chi nhánh và văn phòng đại diện không giống nhau. Bài viết sau của Quốc Việt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân biệt được chi nhánh và văn phòng đại diện thông qua việc so sánh điểm giống và khác nhau của hai loại hình này.

Khái niệm về chi nhánh và văn phòng đại diện

Chi nhánh công ty là gì? 

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 44 của luật doanh nghiệp 2020 thì: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện (VPĐD) là: “đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.” Vì vậy, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

➤➤ Tham khảo bài viết: So sánh địa điểm kinh doanh và chi nhánh của doanh nghiệp

Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện

1. Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện

  • Chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Cả 2 loại hình đều không có tư cách pháp nhân.
  • Có mã số thuế, có con dấu (không bắt buộc có).
  • Đều phải nộp lệ phí môn bài 1.000.000 đồng/năm.
  • Phải thực hiện các nhiệm vụ được giao theo sự ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức.
  • Hoạt động của chi nhánh cũng như văn phòng đại diện nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
  • Nguyên tắc đặt tên chi nhánh và văn phòng đại diện giống nhau theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.

2. Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh

Tiêu chí

Văn phòng đại diện

Chi nhánh

Chức năng hoạt động

Không thực hiện hoạt động kinh doanh phát sinh doanh thu.

Chỉ thực hiện chức năng được ủy quyền của doanh nghiệp như: tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, khảo sát thị trường, khách hàng.

Thực hiện các hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty.

Thực hiện  toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ví dụ, công ty kinh doanh sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng thì chi nhánh cũng có thể kinh doanh những sản phẩm này.

Hình thức hạch toán

Chỉ có hình thức hạch toán phụ thuộc

Hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc (cùng tỉnh/khác tỉnh).

Các loại thuế phải nộp

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài;

Thuế GTGT;

Thuế TNCN;

Thuế TNDN (chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh).

Hình thức kế toán và kê khai thuế

Công ty mẹ sẽ kê khai thuế, nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp lệ phí môn bài cho văn phòng đại diện.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Cùng tỉnh: Kê khai tập trung tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm làm và nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm và các khoản tiền thuế cho chi nhánh.

+ Khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ thực hiện.

Chi nhánh hạch toán độc lập:

+ Phải khắc con dấu, mua chữ ký số, hóa đơn riêng, làm thủ tục khai thuế ban đầu như doanh nghiệp, nộp báo cáo hàng quý, hàng năm.

+ Kê khai thuế GTGT, thuế môn bài tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh, thuế TNCN, TNDN sẽ quyết toán tại công ty mẹ.

Việc thành lập chi nhánh công ty hay thành lập văn phòng đại diện sẽ phụ thuộc vào định hướng của doanh nghiệp:

  • Nếu doanh nghiệp muốn gia tăng doanh thu, mở rộng thị trường, khách hàng thì có thể mở 1 hoặc nhiều chi nhánh tại các tỉnh khác khác nhau trong và ngoài nước.
  • Nếu doanh nghiệp muốn thăm dò, khảo sát thị trường và chăm sóc khách hàng thì có thể mở văn phòng đại diện.

Thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp

  • Thông báo thành lập chi nhánh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
  • Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc thành lập chi nhánh.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

Hồ sơ thành lập chi nhánh

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

  • Thông báo thành lập VPĐD do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện.
  • Quyết định thành lập văn phòng đại diện của chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc thành lập văn phòng đại diện.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

 Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh/văn phòng đại diện hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Trong thời hạn 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.

Trên đây, Quốc Việt đã chỉ ra cho doanh nghiệp những điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện. Quý doanh nghiệp có câu hỏi cần giải đáp hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ thành lập chi nhánh hay dịch vụ thành lập văn phòng đại diện có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về chi nhánh và văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện không thực hiện được chức năng kinh doanh, không được sử dụng hóa đơn, không phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN hay thuế TNCN… còn chi nhánh có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, có chữ ký số, hóa đơn và phải nộp báo cáo hàng quý, hàng năm, phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN...

Doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh nếu muốn mở rộng quy mô kinh doanh và đưa hàng hóa, dịch vụ đến được với nhiều người tiêu dùng hơn.

Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền bởi doanh nghiệp như tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thăm dò, khảo sát thị trường, khách hàng.

Chi nhánh, văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân.

Có. Mức lệ phí môn bài là 1.000.000đ/năm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn