Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) là gì? Cách tính - Ví dụ?

Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) là gì? Cách tính - công thức tính lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (có ví dụ) & cách phân phối lợi nhuận sau thuế. Tất cả sẽ được Kế toán Quốc Việt chia sẻ trong bài viết này.

Lợi nhuận sau thuế (LNST) là gì?

Lợi nhuận sau thuế (LNST) là khoản lợi nhuận cuối cùng doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế thu nhập phải nộp theo quy định. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng hay lãi ròng, tiếng Anh là Profit After Tax, ký hiệu là PAT.

Lợi nhuận sau thuế thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi, hòa vốn hay bị thua lỗ. Lợi nhuận sau thuế càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động ngày càng hiệu quả. Đây cũng là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá doanh nghiệp có kiểm soát tốt chi phí của mình hay không.

Hàng năm, LNST thường được doanh nghiệp sử dụng để chia cổ tức, lập quỹ dự phòng, trích khen thưởng, tái đầu tư… Trường hợp doanh nghiệp không lấy LNST ra để đầu tư, chia cổ tức, không sử dụng vào các mục đích khác mà vẫn giữ nguyên lợi nhuận thì đây được xem là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và khoản lợi nhuận này sẽ được cộng dồn sang kỳ tiếp theo. 

➤➤ Tham khảo bài viết: Thuế giá trị gia tăng (VAT) là gì?

Cách tính lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng)

1. Công thức tính lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) trong 1 năm tài chính của doanh nghiệp như sau:

Trong đó:

➥ Tổng doanh thu: 

  • Là số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ, doanh thu tài chính và doanh thu khác trong 1 năm tài chính. 
  • Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ được tính bằng cách lấy tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán nhân với giá bán của hàng hóa, dịch vụ.

➥ Tổng chi phí: 

  • Là số tiền doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí thuê nhân công, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê kho, bãi, chi phí sản xuất,… 
  • Tổng chi phí trong năm tài chính của doanh nghiệp = chi phí sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính + chi phí khác.

➥ Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN): 

  • Là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động chuyển nhượng và các hoạt động khác. 
  • Mức thuế suất dùng để tính thuế TNDN thường là 20%, trừ các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN. Với hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm khác thì thuế suất thuế TNDN áp dụng từ 32% đến 50% tùy theo từng dự án.

2. Ví dụ tính lợi nhuận sau thuế

Công ty cổ phần MAC có doanh thu cả năm là 1 tỷ đồng. Tổng chi phí thuê nhân công, mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí thuê kho bãi… bỏ ra là 450 triệu đồng. Thuế suất thuế TNDN áp dụng với công ty MAC là 20%.

➥ LNST công ty MAC = 1.000.000.000 - 450.000.000 - (20% x 1.000.000.000) = 350.000.000 đồng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế

Theo công thức tính LNST, có 3 yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới LNST gồm:

  • Chi phí vận hành doanh nghiệp: Chi phí vận hành doanh nghiệp càng cao thì LNST càng thấp. Vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần giảm tối đa các khoản chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp.
  • Giá gốc sản phẩm, dịch vụ: Giá gốc sản phẩm, dịch vụ càng thấp thì lợi nhuận ròng hay lãi ròng thu về càng cao. Vì vậy doanh nghiệp cần đưa ra phương án tối ưu nhất cho giá gốc sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với giá tốt hơn để giảm giá gốc sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản thuế doanh nghiệp bắt buộc phải nộp và không thể tự ý tăng hay giảm. Để gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như tăng thời gian lao động, tăng năng lực sản xuất và mở rộng quy mô phát triển.

Cách phân phối lợi nhuận sau thuế

Phân phối lợi nhuận sau thuế là việc phân chia phần LNST cho các thành viên, cổ đông công ty, trích quỹ hoặc dùng để đầu tư cho các dự án, hoạt động kinh doanh năm tiếp theo.

Việc phân phối LNST của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Doanh nghiệp chỉ được phân chia LNST sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
  • Đã trích lập các quỹ của doanh nghiệp và bù đắp đủ lỗ lũy kế trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp;
  • Việc phân chia LNST theo kế hoạch của doanh nghiệp phải đảm bảo khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn và khả năng thanh toán cho cho chủ sở hữu và cổ đông;
  • Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế cho các bên liên quan, phân chia cân đối giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông.

Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế là con số có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Là thước đo xác định một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay không. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu càng cao thì khả năng chuyển đổi từ doanh thu thành lợi nhuận càng tốt. Chủ doanh nghiệp có thể căn cứ vào con số tài chính này để tìm ra phương án cải thiện hiệu quả kinh doanh và tiếp tục phát huy chính sách kinh doanh mang lại hiệu quả tốt.
  • Lợi nhuận sau thuế càng cao thì tỷ lệ cổ tức chia cho các cổ đông càng nhiều. Các cổ đông và nhà đầu tư có thể phân tích LNST để ra quyết định có tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
  • Lợi nhuận sau thuế góp phần định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Bởi bên cạnh các chính sách, kế hoạch phát triển của công ty, thì giá cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào LNST. Vì chỉ số này được nhà đầu tư theo dõi rất chặt chẽ. LNST càng cao thì cổ phiếu của doanh nghiệp càng hấp dẫn nhà đầu tư.

Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về lợi nhuận sau thuế, nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0977.119.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 090.119.4567 (Miền Nam) để được tư vấn miễn phí.

Các câu hỏi thường gặp về lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế còn được gọi là lợi nhuận ròng. Đây là khoản lợi nhuận cuối cùng doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế thu nhập phải nộp theo quy định.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế TNDN.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế tiếng Anh là Profit After Tax, ký hiệu là PAT.

Lợi nhuận sau thuế thường được doanh nghiệp sử dụng để chia cổ tức, lập quỹ dự phòng, trích khen thưởng, tái đầu tư… Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng mà vẫn giữ nguyên lợi nhuận thì đây được xem là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và khoản lợi nhuận này sẽ được cộng dồn sang kỳ tiếp theo. 

Theo công thức tính lợi nhuận sau thuế, có 3 yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế gồm:

  • Chi phí vận hành doanh nghiệp;
  • Giá gốc sản phẩm, dịch vụ;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn