Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là gì? Đặc điểm và điều kiện thành lập doanh doanh nghiệp FDI như thế nào? Tất cả sẽ được Quốc Việt giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay còn gọi là công ty FDI hay doanh nghiệp FDI.

Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông góp vốn. Như vậy, doanh nghiệp FDI được tính là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.          

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
Hình thức đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp FDI thì phải lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau:

  • Thành lập công ty, doanh nghiệp có từ 1% - 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
Hình thức hoạt động
  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
Quyền lợi được hưởng
  • Được hưởng đầy đủ các quyền lợi như doanh nghiệp Việt Nam.
  • Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (như ưu đãi thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế thuê đất) theo quy định của pháp luật.
Mục đích hoạt động
  • Hợp tác kinh doanh với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam.
  • Mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh.

Điều kiện thành lập doanh nghiệP FDI

1. Thành lập hoặc có cổ phần, phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

  • Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

2. Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm.

Doanh nghiệp FDi chỉ được đăng ký và kinh doanh những ngành nghề được pháp luật Việt Nam cho phép, không được đăng ký và kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư.

Các ngành nghề doanh nghiệp FDi bị cấm kinh doanh gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy được quy định rõ tại Phụ Lục I Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật được quy định tại Phụ lục II Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh mẫu vật các loài động - thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được quy định tại Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp; kinh doanh mẫu vật các loài động - thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I khai thác từ tự nhiên được quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh hoạt động mại dâm.
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (bị cấm từ ngày 01/01/2020).
  • Hoạt động mua, bán người, xác, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  • Kinh doanh pháo nổ.

>> Xem thêm: Chính sách ưu đãi thuế TNDN, thuế đất... cho doanh nghiệp FDI.

3. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư, trước khi thành lập doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan Đăng ký đầu tư - Sở KHĐT của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi nơi đặt trụ sở chính. Ngoại trừ, các trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp FDI:

  • Dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Ban quản lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Dự án ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Sở KHĐT tỉnh 

4. Thành lập doanh nghiệp FDI

Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp FDI theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Thành lập công ty trực tiếp từ vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam (hiểu đơn giản hơn là thành lập công ty 100 vốn Việt Nam sau đó chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Cách này không cần phải xin Giấy chứng nhận đầu tư).

Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI:

Thành lập doanh nghiệp FDI theo Cách 1:

  • Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đầu tư.
  • Bước 2: Thành lập công ty có vốn nước ngoài.

Thành lập doanh nghiệp FDI theo Cách 2:

  • Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Bước 2: Xin văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bước 3: Chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Trên đây là những hướng dẫn của Quốc Việt về doanh nghiệp FDI, nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin hoặc có nhu cầu thành lập doanh nghiệp FDI có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi về doanh nghiệp FDI

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty, doanh nghiệp FDI có thể thành lập theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Để thành lập doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập.
  • Đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà luật không cấm.
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp FDI có thể lựa chọn một trong bốn hình thức đầu tư sau:

  • Thành lập công ty, doanh nghiệp có từ 1% - 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

Có. Trường hợp thành lập trực tiếp doanh nghiệp FDI từ vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đầu tư.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn