Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp trực tuyến (online) - MỚI NHẤT

Cách làm lý lịch tư pháp trực tuyến (online) như thế nào? Quốc Việt sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục và lệ phí đăng ký lý lịch tư pháp online trong bài viết này đồng thời chỉ ra những ưu và nhược điểm cho bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/07/2010.
  • Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
  • Công văn số 44/TTLLTPQG-HCTH về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư số 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
  • Thông tư 16/2013/TT-BTP hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu số lý lịch tư pháp.

Lý lịch tư pháp online là gì?

  • Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức để chứng minh một cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Lý lịch tư pháp online là lý lịch tư pháp bản giấy được cấp thông qua hình thức đăng ký trực tuyến trên Cổng Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp của Bộ tư pháp. Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không cần phải đến trực tiếp Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp tỉnh mà vẫn có thể thực hiện thủ tục mọi lúc, mọi nơi.
  • Phiếu lý lịch tư pháp được phân thành phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online

Khi thực hiện thủ tục đăng ký lý lịch tư pháp online, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến theo đường link: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/hom, tiếp theo chọn đối tượng nộp hồ sơ.

Có 5 nhóm đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp bao gồm:

  • Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước.
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài.
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Công dân Việt Nam không xác định nơi thường trú/tạm trú.
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Bước 2: Chọn nơi thường trú hoặc tạm trú.

Sau đó, bạn nhấn vào mũi tên để tiếp tục, lúc này website tự động chuyển đến Sở tư pháp của tỉnh/thành phố bạn đang thường trú/tạm trú. 

Bước 3: Bạn nhấn vào nút NHẬP TỜ KHAI, sau đó thực hiện nhập đầy đủ thông tin vào TỜ KHAI YÊU CẤP CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP như dưới đây.

Tại đây, bạn điền đầy đủ các thông tin vào các trường của phần THÔNG TIN CƠ BẢNTHÔNG TIN VỀ CHA, MẸ, VỢ (CHỒNG).

Lưu ý:

  • Những trường thông tin đánh dấu (✽) là những thông tin bắt buộc phải nhập.
  • Ngày sinh, ngày cấp giấy tờ CMND/CCCD/Hộ chiếu phải nhập đúng định dạng dd/mm/yyyy. Ví dụ: 02/10/1990.
  • Tất cả thông tin cá nhân của người yêu cấp cấp lý lịch tư pháp phải nhập đúng theo giấy tờ cá nhân (CMND/CCCD/hộ chiếu) sẽ nộp kèm hồ sơ xin Lý lịch tư pháp trực tuyến.

Bước 4: Nhập thông tin về QUÁ TRÌNH CƯ TRÚ. Bạn nhấn vào nút Nhập thông tin cư trú/Add rows để thêm hàng, sau đó bạn nhập thông tin vào các ô trống theo từng khoảng thời gian. 

Lưu ý: Bạn chỉ có thể nhập tối đa 15 bản ghi thông tin về quá trình cư trú.

Bước 5:  Tại phần THÔNG TIN KHÁC

  • Chọn yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp là số 1 hoặc số 2
  • Nếu bạn chọn phiếu lý lịch tư pháp số 1, thì ở mục “yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản”, bạn có thể chọn hoặc Không. Còn nếu bạn chọn phiếu lý lịch tư pháp số 2, thì đây là thông tin bắt buộc và bạn không thể chọn Không.

Bước 6: Đăng ký dịch vụ bưu chính

Bỏ qua phần HỒ SƠ ĐÍNH KÈM, tại phần DỊCH VỤ TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ CHUYỂN PHÁT KẾT QUẢ, bạn có thể chọn:

  • Đăng ký nộp hồ sơ tại nhà.
  • Đăng ký trả kết quả tại nhà.

Nếu không sử dụng dịch vụ bưu chính, thì bạn phải nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan cấp lý lịch tư pháp đã đăng ký. Do đó, tốt hơn hết bạn nên sử dụng dịch vụ bưu chính nếu ở xa để tiết kiệm thời gian đi lại.

Tiếp theo, bạn tích chọn “Tôi xin cam đoan…” sau đó nhấn chọn Tiếp tục/NEXT

Bước 7. Xác nhận lại thông tin đã nhập. Bạn có thể tải và in tờ khai đã nhập ra file *.doc bằng cách nhấn nút In tờ khai/PRINT ở góc phải.

Nếu kiểm tra thấy các thông tin của bạn đã chính xác, bạn Nhập mã xác nhận sau đó nhấn Tiếp tục/NEXT. Nếu có thông tin chưa chính xác, bạn chọn Quay lại/BACK để quay trở lại phần tờ khai để chỉnh sửa thông tin.

Bước 8: Nhấn nút OK trên hộp thoại xác nhận.

Bước 9: Hệ thống trả lại cho người dùng mã số đăng ký trực tuyến. Người dùng nhấn nút Hoàn thành/FINISH để hoàn tất quá trình đăng ký của mình.

Lưu ý: Người dùng cần ghi nhớ mã số đăng ký trực tuyến được cấp, khi nộp hồ sơ phải cung cấp mã số này cho bộ phận tiếp nhận để nhận phiếu hẹn trả kết quả cũng như để tra cứu lý lịch tư pháp (trường hợp bạn không sử dụng dịch vụ nhận hồ sơ - trả kết quả tận nhà).

Bước 10: Nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp

Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp phải nộp sau khi đăng ký online gồm có:

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được cấp phiếu.
  • Tờ khai lý lịch tư pháp đã in, có chữ ký của người được cấp lý lịch tư pháp.
  • Biên lai nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện (nếu đăng ký).
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP) nếu chọn.

 Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp online

Trong vòng 5 ngày kể từ ngày đăng ký online, bạn phải nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc nhân viên bưu cục sẽ đến tận nhà để lấy hồ sơ và thu phí cấp lý lịch tư pháp cũng như phí chuyển phát. Quá thời hạn nộp hồ sơ, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký xin cấp phiếu lý lịch tư pháp online lại từ đầu.

Bước 11: Nhận kết quả cấp lý lịch tư pháp

  • Sau 10-15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở tư pháp hoặc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia cấp lý lịch tư pháp cho người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
  • Nhân viên bưu chính sẽ mang kết quả tận địa chỉ mà bạn đã đăng ký.

Phí làm lý lịch tư pháp online (trực tuyến)

Khi làm lý lịch tư pháp online, bạn sẽ phải trả 2 khoản phí sau:

1. Phí cấp lý lịch tư pháp

Lệ phí làm lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 4 Thông tư 244/2016/TT-BTC và được hướng dẫn bởi Công văn 44/TTLLTPQG-HCTH cụ thể như sau:

STT Nội dung thu

Mức thu

(đồng/lần/người)

1 - Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 200.000
2 - Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). 100.000
3

- Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.

- Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.

- Người thuộc hộ nghèo được quy định tại Quyết định 59/2015/QĐ-TTg.

- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Miễn phí

Lưu ý: Theo quy định công dân được cấp 2 phiếu lý lịch tư pháp/1 lần yêu cầu. Nếu yêu cầu cấp thêm, thì từ bản thứ 3 trở đi, công dân phải trả thêm mỗi bản là 5.000đ.

2. Phí dịch vụ chuyển phát

Phí này sẽ dao động phụ thuộc vào:

  • Địa chỉ giao nhận hồ sơ tại tỉnh thành, quận, huyện nào, thành phố hay vùng sâu vùng xa).
  • Hãng bưu chính mà bạn lựa chọn.
  • Hình thức nộp hồ sơ và nhận kết quả mà bạn chọn là nộp hồ sơ - nhận kết quả qua đường bưu điện hoặc trả kết quả qua đường bưu điện.

3. Nộp tiền làm lý lịch tư pháp online

Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách nộp tiền làm lý lịch tư pháp online như sau:

  • Cách 1: Chuyển khoản phí làm lý lịch tư pháp vào số tài khoản của Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Cách 2: Nộp lệ phí trực tiếp tại Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Cách 3: Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ xin cấp phiếu tại bưu cục (Viettel Post/VNpost…) và gửi biên lai chuyển tiền lệ phí kèm theo hồ sơ đến Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Ưu và nhược điểm khi làm lý lịch tư pháp online

Làm lý lịch tư pháp trực tuyến có thể đem lại nhiều thuận tiện cho cá nhân, tổ chức như tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại, chờ đợi. Tuy nhiên cũng gây ra những bất tiện cho người thực hiện thủ tục. Do đó, trước khi sử dịch vụ bạn nên tham khảo những ưu và nhược điểm dưới đây khi tự đăng ký lý lịch tư pháp online.

Ưu điểm khi làm lý lịch tư pháp online

  • Không cần làm việc trực tiếp, không mất thời gian đi lại, chờ đợi tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia/Sở tư pháp để nộp hồ sơ và nhận kết quả.
  • Không phải về địa phương để làm thủ tục nếu đi làm ăn xa.
  • Không phải về Việt Nam nếu đang công tác, sinh sống ở nước ngoài.
  • Dễ dàng chỉnh sửa thông tin tờ khai đã nhập khi bộ phận tiếp nhận chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp.
  • Có thể kiểm tra tiến trình giải quyết hồ sơ cũng như trả kết quả trực tuyến.
  • Nhân viên bưu điện lấy hồ sơ và giao kết quả tận nhà.

Nhược điểm khi làm lý lịch tư pháp online

  • Thời gian từ lúc hoàn thiện hồ sơ đến khi nhận được phiếu lý lịch tư pháp có thể lâu hơn vì còn phải chờ thời gian chuyển phát của bưu điện.
  • Trường hợp nhân viên bưu điện không lấy và gửi hồ sơ đúng hạn trong vòng 5 ngày thì bạn phải khai báo thông tin trên hệ thống lại từ đầu.
  • Có thể thất lạc hồ sơ hoặc kết quả do sơ xuất của nhân viên bưu điện trong quá trình chuyển phát. Tỷ lệ thất lạc rất thấp nhưng vẫn có thể xảy ra.

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 1 và số 2 của Quốc Việt

Bạn là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đã hoặc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cần xin lý lịch tư pháp để bổ sung vào hồ sơ xin việc, đi du học, định cư tại nước ngoài, xin visa… hoặc đang gặp vấn đề khi xin lý lịch tư pháp có thể tham khảo ngay:

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp của Quốc Việt

  • Cung cấp dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho khách hàng tại tất cả 63 tỉnh thành phố.
  • Khách hàng chỉ cần cung cấp: Ảnh chụp CMND/CCCD/Hộ chiếu.
  • Báo phí dịch vụ trọn gói, cam kết không phát sinh.
  • Bàn giao lý lịch tư pháp tận nơi, đúng hẹn.
  • Cam kết tuyệt đối bảo mật thông tin khách hàng.

Liên hệ Quốc Việt ngay theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết về dịch vụ làm lý lịch tư pháp trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi về thủ tục làm lý lịch tư pháp online

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được cấp phiếu.
  • Tờ khai lý lịch tư pháp đã in, có chữ ký của người được cấp lý lịch tư pháp.
  • Biên lai nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện (nếu đăng ký).
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP) nếu chọn.

➤➤Tải miễn phí:  Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp online

Để làm lý lịch tư pháp online, bạn truy cập vào Cổng Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến. Sau đó làm theo các bước hướng dẫn chi tiết như trong bài viết trên đây của Quốc Việt để đăng ký xin cấp phiếu.

Việc sử dụng dịch vụ đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến sẽ đem lại những lợi ích sau cho người làm thủ tục:

  • Không cần làm việc trực tiếp, không mất thời gian đi lại, chờ đợi tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia/Sở tư pháp để nộp hồ sơ và nhận kết quả.
  • Dễ dàng chỉnh sửa thông tin tờ khai đã nhập khi bộ phận tiếp nhận chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp.
  • Có thể kiểm tra tiến trình giải quyết hồ sơ cũng như trả kết quả trực tuyến.
  • Nhân viên bưu điện lấy hồ sơ và giao kết quả tận nhà.

Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định cụ thể mức phí làm lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Trường hợp người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp là sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thì lệ phí cấp lý lịch tư pháp là 100.000 đồng. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số tại nơi đặc biệt khó khăn thì được miễn phí cấp lý lịch tư pháp.

Được. Bạn có thể đăng ký nộp hồ sơ và nhận kết quả lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính. Hiện tại có VNpost và Viettel Post đang cung cấp dịch vụ này.

Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách nộp tiền làm lý lịch tư pháp online như sau: Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản đến số tài khoản của Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ xin cấp phiếu tại bưu cục (Viettel Post/VNpost…) và gửi biên lai chuyển tiền lệ phí kèm theo hồ sơ đến Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn