Doanh nghiệp cần làm Giấy phép lao động cho người nước ngoài nhưng chưa rõ hồ sơ, thủ tục, chi phí như thế nào? Quốc Việt sẽ tư vấn chi tiết tại bài viết này, có đầy đủ file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 45/2019/QH14.
- Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH.
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Giấy phép lao động (Tiếng Anh là work permit) là Giấy phép do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 151 Bộ Luật lao động, người lao động nước ngoài muốn được cấp Giấy phép lao động để làm việc tại Việt Nam thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có quốc tịch nước ngoài, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc mà người nước ngoài dự kiến làm việc.
- Không thuộc một trong các đối tượng sau: Người phạm tội đang trong thời gian chấp hành hình phạt, người chưa được xóa án tích, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam/nước ngoài.
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí làm việc.
- Có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND cấp tỉnh trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Thủ tục, hồ sơ làm Giấy phép lao động (work permit) cho người nước ngoài
Bước 1: Xin văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (ngoại trừ nhà thầu) phải đăng ký và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) hoặc UBND cấp tỉnh để được cấp Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.
Hồ sơ xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài gồm có:
➨ Đối với doanh nghiệp lần đầu xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài:
- Mẫu số 01/PLI - Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
➨ Đối với doanh nghiệp xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài lần thứ 2 trở đi:
- Mẫu số 02/PLI - Báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ xin văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ LĐTBXH hoặc UBND cấp tỉnh xem xét hồ sơ và cấp Văn bản chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận phải nêu trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để doanh nghiệp biết.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài;
- Giấy chứng nhận sức khỏe khám ở nước ngoài hoặc Giấy khám sức khỏe của người lao động nước ngoài khám tại Việt Nam còn thời hạn trong vòng 12 tháng.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người nước ngoài được cấp tại Việt Nam hoặc được cấp tại nước ngoài không quá 6 tháng;
- 2 ảnh màu, kích thước 4x6cm, phông nền trắng, để đầu trần, không đeo kính màu, thời gian chụp không quá 6 tháng tính từ ngày chụp đến ngày nộp hồ sơ;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (được cấp ở Bước 1);
- Bản sao hộ chiếu của người lao động nước ngoài (dịch thuật, công chứng);
- Văn bản, Giấy tờ chứng minh người nước ngoài là: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Lưu ý: Các giấy tờ được cấp tại nước ngoài như: Giấy chứng nhận sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, hộ chiếu, văn bản chứng minh là người nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng.
Trước ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày mà người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam. Người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tới Bộ hoặc Sở LĐTBXH nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp Giấy biên nhận và yêu cầu người nộp hồ sơ đóng lệ phí cấp Giấy phép lao động.
Bước 3: Nhận Giấy phép lao động.
Sau 5 ngày làm việc, người nộp hồ sơ căn cứ thời gian trên Giấy biên nhận tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận Giấy phép lao động.
Lưu ý:
- Đối với người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp Giấy phép lao động thì người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết với người nước ngoài (bản gốc/bản sao công chứng) tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép lao động đó.
- Thời hạn sử dụng của Giấy phép lao động tối đa là 2 năm. Trước ngày Giấy phép lao động hết hạn tối thiểu là 5 ngày và tối đa là 45 ngày, nếu người nước ngoài muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động phải làm thủ tục gia hạn Giấy phép lao động theo quy định.
Chi phí làm Giấy phép lao động (worrk permit) cho người nước ngoài
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH, người sử dụng lao động (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) có trách nhiệm xin Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Do đó, chi phí cấp Giấy phép lao động sẽ do người sử dụng lao động chi trả.
➥ Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cấp Giấy phép lao động thì sẽ được miễn lệ phí.
➥ Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng do Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp Giấy phép lao động thì lệ phí cấp Giấy phép lao động sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Cụ thể như sau:
- 400.000 đồng: Lai Châu, Hà Nội, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Định, Gia Lai.
- 460.000 đồng: Thái Bình.
- 480.000 đồng: Hà Tĩnh, Quảng Ninh.
- 500.000 đồng: Đắk Nông, Điện Biên, Lào Cai, Quảng Trị, Thanh Hóa.
- 1.000.000 đồng: Đắk Lắk, Lâm Đồng.
- 600.000 đồng: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành còn lại.
Dịch vụ làm Giấy phép lao động của Quốc Việt
Quý doanh nghiệp đang cần tìm đơn vị tư vấn Giấy phép lao động cho người nước ngoài có thể tham khảo dịch vụ làm Giấy phép lao động của Quốc Việt:
- Phí dịch vụ trọn gói từ 8.000.000 đồng (tùy từng trường hợp).
- Hoàn thành thủ tục và bàn giao kết quả trong vòng 20-25 ngày.
- Tư vấn đầy đủ các quy định, điều kiện để được cấp Giấy phép lao động.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện thủ tục tại Bộ/Sở LĐTBXH.
- Nhận Giấy phép và bàn giao tận nơi cho doanh nghiệp.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
Liên hệ ngay Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Một số câu hỏi về thủ tục xin Giấy phép lao động
Giấy phép lao động được cấp có thời hạn sử dụng tối đa là 2 năm.
Người lao động nước ngoài muốn được cấp Giấy phép lao động cần đáp ứng các điều kiện sau: Có quốc tịch nước ngoài, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; Không phải là người phạm tội đang trong thời gian chấp hành hình phạt/người chưa được xóa án tích/người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí làm việc.
Doanh nghiệp cần thực hiện 3 bước sau:
- Bước 1: Xin văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Bước 3: Nhận Giấy phép lao động.
Tùy từng đối tượng, tỉnh thành mà lệ phí làm Giấy phép lao động sẽ khác nhau:
- Người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cấp Giấy phép lao động thì sẽ được miễn lệ phí.
- Người nước ngoài thuộc đối tượng do Sở Lao động - Thương binh và xã hội cấp Giấy phép lao động thì lệ phí cấp Giấy phép lao động sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, mức phí dao động từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy từng tỉnh thành.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Chi phí làm Giấy phép lao động
Thành phần hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động; Giấy khám sức khỏe của người nước ngoài; Lý lịch tư pháp số 1 hoặc văn bản xác nhận không phạm tội; Văn bản, Giấy tờ chứng minh người nước ngoài là: Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; 2 ảnh màu, kích thước 4x6cm; Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; Bản sao hộ chiếu của người lao động nước ngoài (dịch thuật, công chứng).
➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin Giấy phép lao động
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT