Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1, số 2 cho người nước ngoài theo hình thức trực tiếp, online và qua bưu điện - Có file mẫu hồ sơ cho bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12.
- Thông tư 16/2013/TT-BTP hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu số lý lịch tư pháp.
- Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
4 cách làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Người nước ngoài thường xin lý lịch tư pháp (hay Giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự) để làm hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động, kết hôn hay nhận con nuôi… Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009, chỉ có những người nước ngoài đã từng hoặc đang cư trú tại Việt Nam mới có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
Người nước ngoài có thể làm lý lịch tư pháp theo 4 cách sau:
- Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại Cơ quan cấp lý lịch tư pháp (người nước ngoài trực tiếp thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con làm lý lịch tư pháp).
- Làm lý lịch tư pháp online trên website của Bộ tư pháp.
- Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.
- Sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp.
Lưu ý: Người nước ngoài chỉ được ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp số 1, không được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức làm thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2.
Thủ tục, hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
1. Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài trực tiếp
Trường hợp người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp trực tiếp thực hiện thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp tại Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thì trình tự thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp
➥ Trường hợp người nước ngoài trực tiếp làm thủ tục tại cơ quan cấp lý lịch tư pháp
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP).
- Bản sao công chứng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người nước ngoài.
➥ Trường hợp ủy quyền cho cá nhân, cha, mẹ, vợ, chồng, con làm lý lịch tư pháp.
- Tờ khai yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (mẫu số 04/2013/TT-LLTP).
- Bản sao công chứng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người nước ngoài.
- Bản chính giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp được công chứng nếu người nước ngoài ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục.
- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ.
Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Lưu ý: Người nước ngoài chỉ được ủy quyền xin phiếu lý lịch tư pháp số 1. Người thực hiện thủ tục cần xuất trình CMND/CCCD/Hộ chiếu khi nộp hồ sơ và nhận kết quả
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp
- Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Sở tư pháp tỉnh nơi người nước ngoài đang lưu trú.
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia theo địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Hành Chính – Thư viện, số 09 phố Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/người/lần.
Bước 3: Nhận kết quả
- Người yêu cấp phiếu lý lịch tư pháp căn cứ thời gian trên giấy hẹn tới Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để nhận kết quả.
2. Làm lý lịch tư pháp online cho người nước ngoài
Người nước ngoài có thể xin cấp lý lịch tư pháp online theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập đường link: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home
Bước 2: Chọn đối tượng nộp hồ sơ (Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam/Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam) và chọn nơi thường trú hoặc tạm trú (đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam).
Bước 3: Nhập tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 4: Kiểm tra thông tin tờ khai chính xác thì thực hiện tải tờ khai xuống và in ra.
Bước 5: Xác nhận thông tin tờ khai với hệ thống và nhận mã số đăng ký trực tuyến.
Bước 6: Nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp.
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản in Tờ khai xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam (tải từ website của Bộ Tư pháp xuống).
- Bản sao công chứng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người nước ngoài.
- Biên lai nộp phí làm Lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện (nếu đăng ký).
- Phiếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP) (nếu sử dụng).
Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp online cho người nước ngoài
Hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Nộp qua bưu điện: Nhân viên bưu điện sẽ đến địa chỉ bạn đăng ký để nhận hồ sơ và nộp lại cho Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia trong vòng 5 ngày kể từ ngày đăng ký online.
Bước 7: Nhận kết quả
- Người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp có thể đến trực tiếp Sở tư pháp/Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, xuất trình mã số đăng ký trực tuyến và CMND/CCCD/Hộ chiếu để nhận kết quả.
- Trường hợp người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp đăng ký nhận kết quả qua bưu điện thì nhân viên bưu điện sẽ mang lý lịch tư pháp giao tại địa chỉ đã đăng ký.
➤➤ Tham khảo bài viết: Hướng dẫn đăng ký làm lý lịch tư pháp online
3. Làm phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện cho người nước ngoài
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP).
- Bản sao công chứng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người nước ngoài.
- Biên lai nộp lệ phí làm lý lịch tư pháp nếu chuyển phí qua bưu điện.
- Phiếu đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP).
Hồ sơ làm lý lịch tư pháp qua bưu điện cho người nước ngoài
Hình thức nộp hồ sơ: Người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp mang hồ sơ và lệ phí nộp tại Bưu điện (VNPost hoặc Viettel post) hoặc nộp cho nhân viên dịch vụ bưu chính.
Hình thức nộp lệ phí: Nộp cho nhân viên bưu chính hoặc chuyển khoản đến tài khoản của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
➤➤ Tham khảo bài viết: Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2.
Dịch vụ làm lý lịch tư pháp của Quốc Việt
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người Việt Nam và người nước ngoài, Quốc Việt sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành thành thủ tục xin lý lịch tư pháp trong thời gian sớm nhất. Với:
- Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 1.500.000 đồng.
- Có lý lịch tư pháp sau 15 - 20 ngày làm việc.
- Khách hàng chỉ cần cung cấp ảnh chụp hộ chiếu gốc.
- Không cần phải đi lại, không cần chuẩn bị hồ sơ.
- Quốc Việt sẽ hoàn tất hồ sơ, thủ tục và bàn giao lý lịch tư pháp tận nơi.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ làm lý lịch tư pháp
Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài của Quốc Việt hãy liên hệ ngay theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi về thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Người nước ngoài cần cung cấp các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài.
- Bản sao công chứng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người nước ngoài.
- Bản chính giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp được công chứng nếu người nước ngoài ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ.
Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Sở tư pháp tỉnh nơi người nước ngoài đang lưu trú. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Người nước ngoài có thể làm lý lịch tư pháp theo 4 cách sau:
- Cách 1: Làm lý lịch tư pháp trực tiếp tại Cơ quan cấp lý lịch tư pháp (người nước ngoài trực tiếp thực hiện thủ tục hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con làm lý lịch tư pháp).
- Cách 2: Làm lý lịch tư pháp online trên website của Bộ tư pháp.
- Cách 3: Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.
- Cách 4: Sử dụng dịch vụ làm lý lịch tư pháp.
Theo quy định tại Điều 7 Luật lý lịch tư pháp 2009, chỉ có những người nước ngoài đã từng hoặc đang cư trú tại Việt Nam mới có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT