So sánh người đại diện theo pháp luật & đại diện theo ủy quyền

Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền đều là đại diện hợp pháp, thực hiện quyền và nghĩa vụ vì lợi ích của doanh nghiệp. Vậy, người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp giống và khác nhau ở điểm nào? Cùng Quốc Việt so sánh trong bài viết này.

Khái niệm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020, người đại diện của doanh nghiệp gồm có: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo pháp luật:

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi hoạt động về pháp luật với cơ quan nhà nước; thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hành vi dân sự, hành chính… của doanh nghiệp.

Công ty TNHH công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tùy vào loại hình mà người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền, nghĩa vụ khác nhau và được quy định trong điều lệ công ty. Các thông tin về ủy quyền đều phải được thể hiện đầy đủ trên văn bản, giấy tờ giao dịch.

➤➤ Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?

Người đại diện theo ủy quyền:

Theo Điều 14 Luật Doanh Nghiệp 2020: “Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định.”

Bạn có thể hiểu nôm na, người đại diện theo ủy quyền là người được ủy quyền bởi người đại diện theo pháp luật, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu… Người được ủy quyền sẽ có quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm xử lý một số vấn đề nhất định của doanh nghiệp khi người ủy quyền vắng mặt. Chức danh, quyền và nghĩa vụ sẽ được quy định rõ trong văn bản ủy quyền.

➤➤ Xem thêm: Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp là gì?
 


 

Điểm giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Đại diện pháp luật hay đại diện theo ủy quyền đều là người đại diện nên sẽ có những điểm chung như sau:

  • Đều là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp được pháp luật công nhận khi thực hiện các công việc liên quan đến nghĩa vụ, lợi ích của doanh nghiệp.
  • Đều có khung pháp lý chung: Căn cứ xác lập quyền đại diện, cá nhân đại diện, phạm vi đại diện và thời hạn đại diện.
  • Phải chịu trách nhiệm với khách hàng, đối tác trước pháp luật.
  • Có thể là người nước ngoài và là đại diện đồng thời của các pháp nhân khác.
  • Có thể có một hoặc nhiều người đại diện đối với loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần.
  • Người đại diện phải thông báo cho các bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
  • Chức danh, phạm vi thẩm quyền được dựa vào nội dung văn bản ủy quyền.

Điểm khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Để bạn hiểu hơn về bản chất và không còn nhầm lẫn giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền làm ảnh hưởng đến quyền lợi giữa các bên, Quốc Việt có bảng so sánh dưới đây:

PHÂN BIỆT NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT VÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
Tiêu chí so sánh Người đại diện theo pháp luật Người đại diện theo ủy quyền
Mục đích Thực hiện mọi hoạt động về pháp luật với cơ quan nhà nước; thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hành vi dân sự, hành chính… của doanh nghiệp. Nhân danh người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi người đại diện theo pháp luật vắng mặt.
Căn cứ xác lập quan hệ đại diện Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo quy định của pháp luật; theo điều lệ của pháp nhân (Điều 135 Bộ Luật Dân sự 2015).

Được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.

Cụ thể: theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật, đại hội cổ đông, đại hội thành viên, chủ doanh nghiệp…

Số lượng người đại diện
  • Công ty TNHH và Công ty cổ phần  có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
     
  • Công ty hợp danh thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật nên sẽ có từ 2 người đại diện theo pháp luật.
  • Doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật nên sẽ chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật.
  • Tổ chức là thành viên công ty TNHH 2TV trở lên sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 3 người đại diện.
  • Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 3 người đại diện.
  • Trường hợp cử nhiều đại diện thì phải xác định phần vốn góp; số cổ phần tương ứng với mỗi người đại diện.
Phạm vi đại diện  Đại diện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh hay các hoạt động liên quan đến pháp luật. Đại diện trong phạm vi được ủy quyền.
Thời hạn đại diện Theo quyết định của công ty. Thời hạn được xác định theo văn bản ủy quyền
Chấm dứt đại diện
  • Người đại diện theo pháp luật được thuê theo hợp đồng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm đại diện.
  • Người đại diện theo pháp luật đã qua đời.
  • Người đại diện theo pháp luật không còn đủ năng lực pháp luật, hành vi dân sự
  • Doanh nghiệp bị giải thể,hợp nhất, sáp nhập, phá sản.
  • Theo thỏa thuận của hai bên
  • Thời hạn ủy quyền đã hết
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành
  • Người đại diện theo ủy quyền đã chết, mất tích.
  • Người ủy quyền hoặc người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền
  • Người đại diện theo ủy quyền không còn đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự
  • Doanh nghiệp giải thể, phá sản, hoặc bị sáp nhập.

Đó là toàn bộ những thông tin về điểm giống và khác nhau về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền mà Quốc Việt đã tìm hiểu và chia sẻ cho bạn. Hy vọng, bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ, phân biệt và không còn nhầm lẫn giữa hai chức danh trên. Nếu bạn có gì thắc mắc mắc có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ sớm nhất.

Các câu hỏi thường gặp về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Cả hai đều là người đại diện hợp pháp; đều có khung pháp lý chung: Căn cứ xác lập quyền đại diện, cá nhân đại diện, phạm vi đại diện và thời hạn đại diện; đều phải chịu trách nhiệm với khách hàng, đối tác trước pháp luật…

➤➤ Tham khảo chi tiết: Điểm giống nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

Khác nhau ở 6 tiêu chí sau: Mục đích, căn cứ xác lập quan hệ đại diện, số lượng người đại diện, phạm vi đại diện, thời hạn đại diện, chấm dứt đại diện.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Sự khác nhau giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền

Được. Công ty có thể cho người khác không phải là thành viên góp vốn làm người đại diện theo pháp luật theo hợp đồng. Người được đại diện phải đảm bảo tiêu chuẩn - điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật và không vi phạm quy định của pháp luật về người quản lý doanh nghiệp.

Không bắt buộc. Tùy vào quy mô, nhu cầu hoạt động mà doanh nghiệp sẽ cần người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền hoặc cần cả hai.

Được. Người đại diện theo pháp luật có thể làm đại diện cho cả 2 công ty: Công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn