Thủ Tục Thành Lập Công Ty Du Lịch Lữ Hành Nội Địa, Quốc Tế

Du lịch, lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải được sự cho phép của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Tổng cục du lịch. Doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết quy trình thành lập công ty du lịch lữ hành & điều kiện, thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế trong bài viết này. Có đầy đủ hồ sơ, file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
  • Luật Du lịch 09/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Nói đến du lịch là chúng ta nói đến những chuyến đi, những món ăn ngon, tham quan cảnh đẹp, các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng... Thế nhưng, để có thể mang đến một chuyến du lịch hoàn hảo và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, các công ty kinh doanh du lịch lữ hành phải liên kết với rất nhiều bên khác như: Các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú (khách sạn, villa, homestay, resort...), vận tải khách du lịch, nhà hàng, quán ăn và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch khác. Tuy nhiên, để được kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành thì bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Chi tiết, quý doanh nghiệp tham khảo dưới đây.

Điều kiện, thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành

1. Điều kiện thành lập công ty du lịch

Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty du lịch lữ hành phải đáp ứng các điều kiện về tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh du lịch, vốn điều lệ và người đại diện theo pháp luật… Quý doanh nghiệp có thể xem chi tiết tại bài viết điều kiện thành lập công ty của Quốc Việt. Tuy nhiên có một số điều doanh nghiệp cần lưu ý thêm khi thành lập công ty du lịch, cụ thể như sau:

Tên công ty du lịch: Nên đặt tên công ty du lịch gắn liền với ngành nghề, địa danh du lịch hoặc gắn liền với những biểu tượng văn hóa dân tộc. Cách đặt tên công ty như vậy không chỉ dễ nhớ mà còn tạo được thiện cảm với khách du lịch. Ví dụ: Công ty du lịch Vịnh Hạ Long.

➤➤ Tham khảo bài viết: Cách đặt tên công ty

Mã ngành nghề kinh doanh du lịch, lữ hành

Doanh nghiệp có thể tham khảo các mã ngành nghề cần đăng ký khi tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bảng dưới đây:

Bảng mã ngành nghề kinh doanh du lịch, lữ hành

7911 - Đại lý du lịch.

8230 - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.

7912 - Điều hành tour du lịch.

Chi tiết: Kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế.

7710 - Cho thuê xe có động cơ.

Chi tiết: Cho thuê xe du lịch.

7990 - Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.

4931 - Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt).

7310 - Quảng cáo.

4932 - Vận tải hành khách đường bộ khác.

5229 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Chi tiết: Hoạt động của các đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa.

5510 - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

Chi tiết: Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (không hoạt động tại trụ sở).

2. Quy trình thành lập công ty du lịch lữ hành

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành.

Theo quy định từ Điều 21 đến Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty du lịch lữ hành.
  • Điều lệ công ty du lịch lữ hành.
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh).
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn.
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức.
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

 Hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành

✤ Bước 2. Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp du lịch lữ hành theo 02 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

✤ Bước 3. Nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty du lịch lữ hành.
  • Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thực hiện nộp lại từ đầu.

✤ Bước 4. Đăng công bố trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Căn cứ Điều 32 Luật Doanh nghiệp, công ty du lịch lữ hành phải đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty du lịch lữ hành

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục sau để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật:

  • Khắc con dấu công ty.
  • Mua chữ ký số điện tử và đăng ký tài khoản thuế điện tử.
  • Làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính.
  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan thuế và ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai lệ phí môn bài.
  • Mua và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
  • Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
  • Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành được hiểu đơn giản là việc xây dựng - tổ chức tour du lịch và bán cho những khách hàng có nhu cầu tham quan, du lịch. Theo Điều 30 Luật Du lịch, dịch vụ lữ hành bao gồm hai loại hình là:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: Phục vụ khách du lịch nội địa.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách từ Việt Nam du lịch ra nước ngoài. Hay nói cách khác, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lữ hành quốc tế được kinh doanh cả dịch vụ lữ hành nội địa.

1. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật du lịch, để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề về du lịch.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
  • Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Từ ngày 28/10/2021 đến hết 31/12/2023, mức vốn yêu cầu ký quỹ tại ngân hàng khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 20.000.000 đồng (từ ngày 01/01/2024, yêu cầu ký quỹ từ 100 triệu đồng trở lên). Do đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp không được thấp hơn vốn ký quỹ.

➤➤ Lưu ý: Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty; Chủ doanh nghiệp tư nhân; Tổng giám đốc; Giám đốc hoặc Phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

Theo Khoản 2 Điều 31 Luật du lịch, để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề về du lịch.
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
  • Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Lưu ý, mức vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp không được thấp hơn vốn ký quỹ. Và thực tế, các công ty du lịch thường đăng ký mức vốn điều lệ cao hơn nhiều lần so với vốn ký quỹ tại ngân hàng theo quy định.

Mức vốn ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Loại hình kinh doanh

Từ 28/10/2021 - 31/12/2023

Từ 01/01/2024

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

50.000.000 đồng

250.000.000 đồng

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

100.000.000 đồng

500.000.000 đồng

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

100.000.000 đồng

500.000.000 đồng

Như vậy, sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty lữ hành, thì doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về ký quỹ và làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định tại Căn cứ theo Điều 32 Luật Du lịch bao gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành ngân hàng cấp cho doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

 Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Nơi nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được quy định tại Điều 33 Luật Du lịch gồm có:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành ngân hàng cấp cho doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Nơi nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Tổng cục du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại địa chỉ số 80 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý.

Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ thành lập công ty và xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho trên 250 công ty du lịch tại TPHCM và Hà Nội, Quốc Việt tin rằng sau khi xem xong bài viết, doanh nghiệp có thể hiểu rõ được quy trình và những điều kiện cần thiết để thành lập công ty du lịch. Nếu doanh nghiệp cần giải đáp thêm thông tin hoặc cần tư vấn về dịch vụ thành lập công ty du lịch của Quốc Việt hãy gọi ngay theo số 0972.006.222 (Hà Nội) hoặc 0902.553.555 (TPHCM) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty du lịch lữ hành

Kinh doanh dịch vụ du lịch là hoạt động cung cấp các dịch vụ về lữ hành (nội địa/quốc tế), vận chuyển hành khách du lịch, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hướng dẫn viên du lịch và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng - tổ chức tour du lịch và bán cho những khách hàng có nhu cầu tham quan, du lịch.Dịch vụ lữ hành bao gồm hai loại hình là:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: Phục vụ khách du lịch nội địa.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Phục vụ khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách từ Việt Nam du lịch ra nước ngoài.

Mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty du lịch phải lớn hơn hoặc bằng với mức vốn ký quỹ mà pháp luật quy định. Cụ thể như sau:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch nội địa: từ 100 triệu đồng trở lên (từ 28/10/2021 - 31/12/2023 chỉ yêu cầu từ 20 triệu đồng trở lên).
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: từ 250 triệu đồng trở lên (từ 28/10/2021 - 31/12/2023 chỉ yêu cầu từ 50 triệu đồng trở lên).
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: từ 500 triệu đồng trở lên (từ 28/10/2021 - 31/12/2023 chỉ yêu cầu từ 100 triệu đồng trở lên).

Thành phần hồ sơ thành lập công ty du lịch nộp lên Sở Kế hoạch & Đầu tư gồm có: 

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty du lịch lữ hành.
  • Điều lệ công ty du lịch lữ hành.
  • Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/cổ phần).
  • Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của các thành viên/cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập công ty du lịch lữ hành

Để được kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành thì bắt buộc phải đáp ứng 2 điều kiện sau:

  • Một là, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề về du lịch lữ hành.
  • Hai là, có Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa/Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

➤➤ Tham khảo chi tiết: 

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành tại 1 trong 2 cơ quan sau:

  • Để xin cấp Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Để xin cấp Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Tổng cục du lịch trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại địa chỉ số 80 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn