Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản xác nhận 1 công ty đã được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Vậy mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như thế nào là đạt chuẩn. Điều kiện và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc về cơ quan nào, hãy cùng Quốc Việt tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) là văn bản bằng giấy hoặc điện tử thể hiện những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có nghĩa là bước đầu đã gia nhập thị trường kinh doanh một cách hợp pháp. Sau đó, cá nhân, tổ chức có thể tra cứu nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Sau đây là mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần và công ty TNHH để doanh nghiệp tham khảo:
Tùy thuộc vào mỗi loại hình công ty mà Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ có phần khác nhau và yêu cầu thêm 1 số thông tin khác đi kèm. Doanh nghiệp có thể tải về mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, bao gồm mẫu của tất cả các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc.
Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Nếu gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay, bộ phận pháp lý của Quốc Việt luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí, chi tiết và chuyên nghiệp nhất. Hotline: 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam).
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sẽ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của thông tin hồ sơ, thực hiện cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Thông thường, mỗi tỉnh thành sẽ đều có 1 phòng đăng ký kinh doanh riêng để thực hiện những nhiệm vụ và chức năng này.
Sau 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả kết quả hồ sơ của doanh nghiệp có hợp lệ hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không hợp lệ, hồ sơ sẽ được trả về, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ, nộp lại và tiếp tục chờ nhận kết quả như lần nộp trước.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cung cấp những thông tin chính xác và hợp lệ trong hồ sơ yêu cầu khi thành lập doanh nghiệp.
- Không đăng ký kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm. Trường hợp đăng ký những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện (về vốn pháp định/giấy phép con/chứng chỉ hành nghề…) của ngành nghề đó và phải đảm bảo duy trì điều kiện này trong suốt quá trình hoạt động.
- Tên công ty phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó tên riêng không được đặt trùng, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó hoặc với các cơ quan/tổ chức chính trị - xã hội..
- Trụ sở chính phải có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, không được đặt tại nhà tập thể, chung cư có chức năng để ở.
- Cá nhân, tổ chức thành lập công ty không thuộc đối tượng bị cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Xác định mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.
- Số lượng thành viên, tỷ lệ góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn.
- Nộp đủ khoản phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn pháp lý về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể liên hệ với Quốc Việt qua hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi thường gặp về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tùy thuộc vào mỗi loại hình công ty mà Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ có phần khác nhau và yêu cầu thêm 1 số thông tin khác đi kèm.
➤➤Tham khảo chi tiết: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong Tiếng Anh được gọi là: Certificate of Business Registration hoặc Enterprise Registration Certificate.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cung cấp những thông tin chính xác và hợp lệ trong hồ sơ yêu cầu khi đăng ký doanh nghiệp.
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, mã ngành nghề, vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn.
- Nộp đủ khoản phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
➤➤ Tham khảo bài viết: Điều kiện thành lập công ty
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT