Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như thế nào? Hồ sơ sẽ gồm những giấy tờ gì? Kinh doanh vận tải hàng hóa và khách hàng bằng xe ô tô cần đáp ứng các quy định gì để đủ điều kiện xin cấp Giấy phép. Quốc Việt sẽ giải đáp chi tiết trong bài việt này, có hồ sơ mẫu cho khách hàng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2020.
  • Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là giấy chứng nhận của Sở giao thông vận tải cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải, nhằm chứng minh các doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh này đủ điều kiện để có thể kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định các hình thức kinh doanh sau cần xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm:

  • Kinh doanh vận tải hành khách: Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định; Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô (xe taxi tải, công-ten-nơ…)

Mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quốc Việt chia sẻ mẫu Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất cho quý khách hàng tham khảo:

Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, nội dung Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

  • Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
  • Người đại diện theo pháp luật.
  • Các hình thức kinh doanh.
  • Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Để được xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đơn vị kinh doanh vận tải cần đáp ứng các quy định, điều kiện sau:

1. Quy định chung

Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008, đơn vị kinh doanh vận tải cần tuân thủ các điều kiện chung như sau:

  • Cần thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải. Ví dụ: 4921 Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành;  4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt); 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. 
  • Bảo đảm có đủ số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định; phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề.
  • Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải.
  • Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

2. Điều kiện đối với kinh doanh vận tải hàng hóa

Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ (Khoản 3 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008).
  • Xe ô tô phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp hoặc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa.
  • Nếu xe đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã.
  • Từ ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ

 Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa 

3. Điều kiện đối với kinh doanh vận tải hành khách

Căn cứ Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp và hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi. Tuy nhiên cần có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông; đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách (Khoản 2 Điều 67 Luật giao thông đường bộ 2008).
  • Xe ô tô cần thuộc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng hoặc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải.
  • Xe ô tô kinh doanh theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng theo quy định.
  • Xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất).
  • Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất) và không được sử dụng các loại xe cải tạo.
  • Xe ô tô du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) và có niên hạn sử dụng theo quy định.
  • Từ ngày 01/07/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

 Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải

Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.

Lưu ý: Áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử.

2. Đối với hộ kinh doanh vận tải 

Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải sẽ bao gồm những giấy tờ được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quy trình, thủ tục đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo yêu cầu mà Quốc Việt đã chia sẻ ở trên.
  • Người điều hành hoạt động vận tải có thể sử dụng chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên.

Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ 

Căn cứ Khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị sẽ nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bằng 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại Sở giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.

Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở giao thông vận tải sẽ thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Sở Giao thông vận tải sẽ thẩm định hồ sơ và trả kết quả cho đơn vị kinh doanh vận tải trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ:

  • Hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh vận tải. 
  • Hồ sơ không hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ phản hồi bằng văn bản hoặc thông báo qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

8 lợi ích của quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Quốc Việt: 

  • Quốc Việt giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh được những sai sót về pháp lý cam kết bằng hợp đồng dịch vụ thỏa thuận và ký kết giữa hai bên.
  • Được tư vấn chi tiết, đầy đủ các điều kiện, thủ tục cần thực hiện để được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh của cơ sở. 
  • Quốc Việt cam kết báo phí dịch vụ trọn gói 1 lần, không phát sinh chi phí.
  • Thay mặt khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định.
  • Trực tiếp theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan khác với Sở giao thông vận tải.
  • Bàn giao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tận nơi và theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng.
  • Hỗ trợ tư vấn các vướng mắc của khách hàng trong suốt quá trình hoạt động.
  • Cung cấp dịch vụ sau khi được cấp Giấy phép cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu.

Quý khách hàng cần tư vấn về dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Câu hỏi về thủ tục xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh vận tải có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Sở giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
. Kinh doanh vận tải hàng hóa (xe taxi tải, công-ten-nơ…) bắt buộc phải xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Về cơ bản, hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
  • Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
  • Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với hộ kinh doanh vận tải).

➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quy trình, thủ tục đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ.
  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

➤➤Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đăng ký xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đáp ứng các điều kiện, quy định sau:

  • Cần thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải.
  • Đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa.
  • Hoặc đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải hành khách.

➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn