Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể?

Nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể? Ưu, nhược điểm của mỗi loại hình như thế nào? Quốc Việt sẽ trả lời giúp bạn trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  •  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.

Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh cá thể là gì?

Đăng ký doanh nghiệp

  • Đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký các thông tin của doanh nghiệp dự kiến như: tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ… với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được cấp Giấy phép kinh doanh (hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Hiện nay, ở nước ta có 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Đăng ký thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể là việc người thành lập hộ kinh doanh thực hiện đăng ký các thông tin của hộ kinh doanh dự kiến như: tên hộ kinh doanh, các thông tin của chủ hộ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số lượng lao động với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh được nhiều cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn. Loại hình kinh doanh này có quy mô nhỏ, đơn giản, dễ quản lý, không cần con dấu tròn pháp nhân cũng như không cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Ví dụ: Mở cửa hàng tạp hóa; salon gội đầu, cắt tóc; cho thuê nhà ở; cửa hàng ăn uống…

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể?

Rất nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thường phân vân giữa lựa chọn thành lập công ty hay mở hộ kinh doanh? Sau đây, hãy cùng Quốc Việt so sánh những ưu nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh để tìm ra lời giải cho câu hỏi này. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của cả 2 loại hình kinh doanh được sắp xếp theo từng tiêu chí cụ thể.

TIÊU CHÍ

HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

CÔNG TY, DOANH NGHIỆP

Con dấu Không có
Tư cách pháp nhân Không có
Xuất hóa đơn VAT

Không được xuất hóa đơn VAT.

Được xuất hóa đơn VAT.

Quy mô kinh doanh

Quy môn kinh doanh nhỏ

Không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện.

Quy mô kinh doanh lớn

Được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật

Chỉ có duy nhất 1 người là đại diện chủ hộ kinh doanh.

Có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Số lượng được phép đăng ký

1 người chỉ đăng ký được 1 hộ kinh doanh cá thể.

1 người có thể đăng ký nhiều công ty, doanh nghiệp.

Địa chỉ trụ sở

Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho duy nhất 1 hộ kinh doanh cá thể.

Một địa chỉ có thể đăng ký làm địa chỉ trụ sở chính cho nhiều công ty, doanh nghiệp.

Phạm vi hoạt động

Được hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường.

Có thể phát triển mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài.

 

 

Ngành nghề kinh doanh

Bị giới hạn về số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh.

Không giới hạn số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh.

Đặt tên

Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên hộ kinh doanh khác trong phạm vi quận, huyện.

Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác trên phạm vi toàn quốc.

Trách nhiệm pháp lý

Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.

 

 

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn).

Khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn kém do chủ yếu dựa vào vốn tự có của chủ hộ kinh doanh.

 

Khả năng huy động vốn nhanh và linh hoạt hơn bằng các hình thức như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tiếp nhận vốn của thành viên mới...

Chế độ kế toán

Không cần mở sổ sách kế toán, không cần thuê kế toán.

Không phải báo cáo thuế hàng quý hàng năm.

Phải mở sổ sách kế toán và có bộ phận kế toán riêng.

Phải nộp báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo tài chính năm.

Nghĩa vụ thuế

3 loại thuế phải nộp gồm: lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.

 

Không được khấu trừ thuế

Phải nộp từ 4 loại thuế trở lên gồm: lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN...

Được khấu trừ thuế GTGT, thuế TNDN

Thủ tục thành lập Đơn giản Phức tạp
Thủ tục giải thể

Thủ tục giải thể đơn giản, nhanh chóng.

 

Hồ sơ, thủ tục giải thể phức tạp và kéo dài

Thông qua việc so sánh ở bảng trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích và hạn chế của hai loại hình kinh doanh cụ thể như sau:

Lợi ích khi thành lập công ty:

  • Công ty có thể kinh doanh đa ngành nghề và dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
  • Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt. Công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như cá nhân, tổ chức, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu…
  • Có tư cách pháp nhân, xuất được hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN.

Hạn chế khi thành lập công ty:

  • Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán. 
  • Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao (ví dụ: doanh nghiệp phải đóng 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu kinh doanh có lãi mỗi năm).
  • Phải thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách cho người lao động như thai sản, bảo hiểm...

Lợi ích khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể

  • Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý
  • Không cần mở sổ sách kế toán phức tạp, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít. 

Hạn chế khi thành lập hộ kinh doanh

  • Không có tư cách pháp nhân, không xuất được hóa đơn VAT, điều này khiến cho hộ kinh doanh khó tiếp cận được với đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
  • Khả năng huy động vốn không cao do chủ yếu do quy mô kinh doanh nhỏ và chủ yếu và nguồn vốn tự có của chủ hộ.

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì nên thành lập công ty, doanh nghiệp. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn ít, đơn giản, dễ quản lý thì có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Với những thông tin trên, Quốc Việt tin rằng bạn đã có được câu trả lời cho mình. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về dịch vụ thành lập công ty hay dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian  sớm nhất.

Một số câu hỏi thường gặp về công ty, hộ kinh doanh cá thể

Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là việc người thành lập hộ kinh doanh thực hiện đăng ký các thông tin của hộ kinh doanh dự kiến thành lập như: tên hộ kinh doanh, các thông tin của chủ hộ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số lượng lao động với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Đặc điểm của hộ kinh doanh: Quy mô nhỏ, đơn giản, dễ quản lý, không có tư cách pháp nhân, không được xuất hóa đơn VAT. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập công ty, doanh nghiệp là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn hạn chế, đơn giản, dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.

Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty có thể kinh doanh đa ngành nghề và dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
  • Khả năng huy động vốn cao và linh hoạt. Công ty có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như cá nhân, tổ chức, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu…
  • Có tư cách pháp nhân, xuất được hóa đơn VAT, được khấu trừ thuế GTGT và thuế TNDN.

CÓ. Hộ kinh doanh được hoạt động tại nhiều địa điểm ngoài trụ sở chính nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn