Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ và thủ tục thành lập công ty vận tải như thế nào? Có cần xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không? Cùng Quốc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết này, có đầy đủ hồ sơ, file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12.
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
- Công văn số 4171/BGTVT-VT của Bộ GTVT hướng dẫn Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là hoạt động sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển hàng hóa như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe container… So với các loại hình vận tải đường thủy, đường hàng không, thì vận tải đường bộ có khả năng cơ động cao nhất. Chính vì thế, mà nó đã trở thành hình thức vận tải hàng hóa phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này Quốc Việt sẽ hướng dẫn cho bạn về điều kiện cũng như thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
Theo quy định tại Điều 67 Luật Giao thông đường bộ và Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô cụ thể như sau:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét.
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
4. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ.
5. Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên (được hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGTVT-VT của Bộ GTVT ban hành ngày 29/04/2020).
6. Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
7. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đảm đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
➤➤Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 - 24.000.000 đồng (theo quy định tại Khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm r Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Thủ tục thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ
Quy trình thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty vận tải hàng hóa
Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh vận tải hàng hóa gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty vận tải.
- Điều lệ công ty vận tải.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân.
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức; Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Hồ sơ thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KHĐT)
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại bộ phận Một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trong vòng 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đăng ký kinh doanh) cho công ty dịch vụ bảo vệ.
- Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do hồ sơ chưa hợp lệ. Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Bước 4: Đăng công bố về việc thành lập doanh nghiệp
- Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp, công ty dịch vụ bảo vệ phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Căn cứ Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
- Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải (chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên).
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
2. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
Hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở giao thông vận tải của tỉnh hoặc nộp hồ sơ online qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho doanh nghiệp.
- Hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Giao thông vận tải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh vận tải tại Quốc Việt
Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép kinh doanh cho các ngành nghề có điều kiện, Quốc Việt sẽ giúp doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thành lập công ty kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô một cách nhanh và chính xác. Quốc Việt sẽ:
- Hỗ trợ tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp, kiểm tra tên công ty, địa chỉ trụ sở chính.
- Tư vấn các điều kiện để được kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa và hỗ trợ đăng ký các mã ngành nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của Sở KHĐT và trình doanh nghiệp ký tận nhà.
- Thay doanh nghiệp nộp hồ sơ, nhận kết quả tại Sở KHĐT.
- Tư vấn và cung cấp các dịch vụ sau thành lập theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp với chi phí vô cùng ưu đãi khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quốc Việt.
- Bàn giao kết quả tận nơi, đúng hẹn.
Doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của Quốc Việt. Bởi, mọi quyền lợi của doanh nghiệp sẽ được Quốc Việt thực hiện đầy đủ và cam kết trách nhiệm bằng hợp đồng dịch vụ được thỏa thuận và ký kết giữa hai bên.
Doanh nghiệp hãy gọi ngay cho Quốc Việt theo hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết về dịch vụ thành lập công ty vận tải hàng hóa và dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải trong thời gian sớm nhất.
Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty vận tải
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là hoạt động sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển hàng hóa như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe container…
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa.
- Xe ô tô vận tải phải đảm bảo số lượng, chất lượng, niên hạn sử dụng, có camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe/thiết bị giám sát hành trình theo quy định…
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty vận tải.
- Điều lệ công ty vận tải.
- Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập công ty vận tải hàng hóa đường bộ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải tại Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
- Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
➤➤ Tải miễn phí: Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 - 24.000.000 đồng.