
Xem ngay: Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh trong bài sau để nắm rõ các quy định pháp luật.
Tương tự như doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) thường lựa chọn thành lập chi nhánh hoặc thành lập địa điểm kinh doanh để mở rộng quy mô kinh doanh. Bài viết dưới đây của Quốc Việt sẽ chia sẻ cho bạn thông tin chi tiết về điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài cùng với một số lưu ý sau khi thành lập.
Điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp FDI
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, địa điểm kinh doanh dự kiến thành lập của doanh nghiệp FDI cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Tên của địa điểm kinh doanh
Theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, tên địa điểm kinh doanh của công ty FDI cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tên địa điểm kinh doanh được viết bằng những chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, những chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;
- Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp và có cụm từ “địa điểm kinh doanh”;
- Phần tên riêng của địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty” hoặc “doanh nghiệp”.
Ví dụ: Địa điểm kinh doanh Quận 1 - Công ty TNHH thương mại Hòa Bình.
2. Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh
Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác với nơi đăng ký trụ sở chính hoặc chi nhánh. Do đó, doanh nghiệp FDI có thể mở một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở chi nhánh.
Tuy nhiên, nơi được lựa chọn để đăng ký địa điểm kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp FDI (Ví dụ: hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
- Không phải là nhà chung cư, nhà tập thể, đất nông nghiệp... vì các địa điểm này không được hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại;
- Không thuộc trường hợp đang chờ giải tỏa, tranh chấp đất đai;
- Nơi đăng ký địa điểm kinh doanh phải có địa chỉ rõ ràng (ví dụ: số 386, Phường Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng).
3. Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
Công ty FDI phải đăng ký danh sách ngành nghề hoạt động tại địa điểm kinh doanh phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế và chỉ có thể lựa chọn đăng ký một ngành/nhóm ngành mà công ty đang hoạt động.
➤ Tham khảo bài viết: So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh.
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp FDI
Theo quy định, doanh nghiệp FDI có trách nhiệm thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp FDI ra quyết định lập địa điểm kinh doanh.
Chi tiết hồ sơ và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh như sau:
➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm có:
- Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh;
- Bản sao CCCD/thẻ căn cước/hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh;
- Bản sao CCCD/thẻ căn cước/hộ chiếu của cá nhân được ủy quyền.
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Lưu ý:
- Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty FDI thì thông báo thành lập địa điểm kinh doanh do người đại diện pháp luật của công ty ký;
- Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty thì thông báo thành lập địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.
➥ Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp FDI nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo 1 trong 2 cách sau đây:
- Cách 1: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Tài Chính (tên cũ trước khi sáp nhập là Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi đặt địa điểm kinh doanh của công ty có vốn nước ngoài;
- Cách 2: Nộp online qua website Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Lưu ý: hồ sơ được nộp cần được scan và lưu theo định dạng pdf).
➥ Bước 3: Cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh
Trình tự giải quyết thủ tục như sau:
- Trong thời gian 3 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp FDI;
- Giấy phép sẽ được Sở Tài chính chuyển phát nhanh qua dịch vụ bưu chính về địa chỉ doanh nghiệp đăng ký nhận sau khoảng 2 - 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc từ chối cấp giấy phép cho địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp FDI
1. Không sử dụng con dấu riêng
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh không thuộc đối tượng được sử dụng con dấu. Vì vậy, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp FDI không được sử dụng con dấu riêng (gồm cả dấu tròn và dấu vuông).
2. Treo bảng hiệu tại địa điểm kinh doanh
Sau khi được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải gắn bảng hiệu cho địa điểm kinh doanh. Nội dung trên bảng hiệu cần có các thông tin cơ bản như:
- Tên địa điểm kinh doanh;
- Mã số thuế;
- Địa chỉ cụ thể.
3. Nộp tờ khai và lệ phí môn bài
Doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản phải thực hiện nộp tờ khai lệ phí môn bài và đóng lệ phí môn bài 1.000.000 đồng/năm cho địa điểm kinh doanh theo quy định.
Trường hợp địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian doanh nghiệp FDI được miễn lệ phí môn bài thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài trong thời gian này. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh.
Ví dụ:
Doanh nghiệp FDI thành lập ngày 15/01/2025 và được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (tức là từ ngày 05/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025);
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp FDI được cấp giấy phép thành lập ngày 01/03/2025. Như vậy địa điểm kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài từ ngày 01/03/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
Từ 01/01/2026, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp FDI phải nộp thuế môn bài (lệ phí môn bài) là 1.000.000 đồng/năm.
➤ Tham khảo bài viết: Quy định về thuế (lệ phí) môn bài 2025.
4. Về việc sử dụng hóa đơn điện tử
Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng hóa đơn điện tử riêng. Do đó, khi có nhu cầu xuất hóa đơn cho khách hàng, chi nhánh chủ quản hoặc công ty FDI sẽ xuất hóa đơn cho khách hàng thay cho địa điểm kinh doanh.
➤ Tham khảo bài viết: Bảng giá dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice.
5. Chức năng kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp FDI chỉ có chức năng kinh doanh (bao gồm: mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với khách hàng), không được tự ký kết hợp đồng với khách hàng hay tổ chức khác.
Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh thì có thể liên hệ cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi thường gặp khi lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp FDI
Có. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh ở cùng hay khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc trụ sở chi nhánh.
Có. Địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài hàng năm là 1.000.000 đồng/năm.
Trường hợp địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian doanh nghiệp đang được miễn thuế môn bài thì địa điểm kinh doanh cũng được miễn thuế môn bài trong thời gian này.
Theo quy định, địa điểm kinh doanh công ty có vốn nước ngoài không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
Doanh nghiệp FDI phải tiến hành thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày công ty quyết định lập địa điểm kinh doanh.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT