Thủ Tục Mở Chi Nhánh Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Tìm hiểu ngay: Thủ tục mở chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Các việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh là gì? Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh công ty FDI?

Khi có nhu cầu mở rộng mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường lựa chọn thành lập chi nhánh. Vậy chức năng của chi nhánh là gì? Hồ sơ, thủ tục mở chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện như thế nào. Cùng Quốc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Thủ tục mở chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài giống với thủ tục thành lập chi nhánh công ty Việt Nam, đều bao gồm 3 bước sau đây:

➥ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm có:

  • Thông báo về việc lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài;
  • Bản sao công chứng CCCD hoặc hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh;
  • Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị;
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc lập chi nhánh;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT (trường hợp ủy quyền);
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

 Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Lưu ý:

Trường hợp người đứng đầu chi nhánh công ty là người nước ngoài thì bản sao hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh cần phải dịch ra tiếng Việt.

➥ Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thành lập chi nhánh, người đại diện pháp luật của công ty FDI hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tới Sở KH&ĐT tỉnh nơi đặt chi nhánh theo 1 trong 3 cách sau đây:

  • Một là, nộp trực tiếp tại Bộ phận Một của - Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Hai là, nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố qua bưu điện;
  • Ba là, nộp hồ sơ trực tuyến trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, doanh nghiệp phải đăng ký “tài khoản đăng ký kinh doanh” và phải scan toàn bộ hồ sơ sang định dạng pdf trước khi nộp.

➥ Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa sẽ kiểm tra thành phần hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, sau khi nộp hồ sơ, giấy biên nhận nộp hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc gửi về email.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý hồ sơ trong thời hạn từ 3 - 5 ngày làm việc và trả kết quả:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì doanh nghiệp nộp bổ sung một bộ hồ sơ bản cứng (nếu trước đó nộp trực tuyến) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ đưa ra thông báo điều chỉnh hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

5 việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần thực hiện ngay 5 việc sau để đảm bảo chi nhánh đi vào hoạt động thuận lợi:

1. Công bố thông tin thành lập chi nhánh

Theo Khoản 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp bắt buộc phải công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh lên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong 30 ngày tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Trường hợp không không thực hiện công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh đúng thời hạn, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.

2. Khắc con dấu chi nhánh

Chi nhánh không bắt buộc phải có con dấu riêng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thuận tiện trong hoạt động hàng ngày, chi nhánh có thể khắc con dấu riêng để sử dụng.

Nội dung con dấu chi nhánh phải thể hiện thông tin cơ bản gồm: Tên chi nhánh, mã số thuế của chi nhánh.

3. Kê khai và đóng thuế

Tương tự chi nhánh công ty Việt Nam, chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải đóng các loại thuế cơ bản một cách đầy đủ như: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN ( nếu là chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh), thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu).

4. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Doanh nghiệp mang theo con dấu, CCCD, giấy phép đăng ký chi nhánh của công ty có vốn đầu tư của nước ngoài đến ngân hàng để mở tài khoản giao dịch cho chi nhánh nếu có nhu cầu.

Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh công ty vốn nước ngoài

1. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đem lại lợi nhuận cho công ty

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, có thể thực hiện toàn bộ hoặc 1 phần chức năng của công ty mẹ nhằm tạo ra doanh thu với đối với ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải giống với ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ.

2. Chức năng đại diện ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn

Chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được độc lập ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình. Tuy nhiên, chi nhánh có thể thực hiện các chức năng theo ủy quyền của công ty mẹ như: ký kết hợp đồng kinh tế, tuyển dụng lao động, xuất hóa đơn...

Với chức năng xuất hóa đơn, chỉ có chi nhánh hạch toán độc lập mới được quyền xuất hóa đơn, còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc không được sử dụng hóa đơn riêng mà sẽ chuyển về công ty để xuất hóa đơn.

➤➤ Tham khảo bài viết: So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Kế toán Quốc Việt chuyên cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với thời gian nhanh chóng và chi phí ưu đãi.

Doanh nghiệp FDI có nhu cầu mở chi nhánh có thể tham khảo ngay dịch vụ của Quốc Việt dưới đây:

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài của Quốc Việt:

➥  Dịch vụ trọn gói:

  • Phí dịch vụ chỉ 3.000.000 đồng;
  • Bàn giao giấy phép chi nhánh chỉ sau 7 - 10 ngày;

➥  Dịch vụ nhanh:

  • Có giấy phép thành lập chi nhánh theo yêu cầu chỉ từ 3 - 5 ngày làm việc, tùy theo nhu cầu Quốc Việt sẽ tư vấn và báo phí cụ thể.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

LIÊN HỆ NGAY

0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam)

Quốc Việt luôn sát cánh cùng doanh nghiệp
 

Một số câu hỏi về việc thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài

Chi nhánh công ty có vốn nước ngoài có 2 chức năng cơ bản sau:

  • Thực hiện hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu cho doanh nghiệp: Chi nhánh được hoạt động kinh doanh 1 phần hoặc toàn bộ ngành nghề của công ty;
  • Thực hiện chức năng ủy quyền: Chi nhánh có thể thực hiện các chức năng theo ủy quyền của công ty mẹ như: ký kết hợp đồng kinh tế, tuyển dụng lao động, xuất hóa đơn.

Doanh nghiệp FDI nộp hồ sơ thành lập chi nhánh tới Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt chi nhánh hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Có. Tùy theo nhu cầu, chi nhánh công ty FDI có thể khắc và sử dụng con dấu để thuận tiện cho hoạt động của chi nhánh. Nội dung con dấu chi nhánh cần thể hiện đầy đủ các thông tin gồm: tên và mã số thuế của chi nhánh. 

Doanh nghiệp bắt buộc phải công bố thông tin về việc thành lập chi nhánh lên Cổng thông tin điện tử quốc gia trong 30 ngày tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải đóng các loại thuế cơ bản như: Lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn