Thuận Tình Ly Hôn là gì? Quy trình - Thủ tục ly hôn thuận tình

Thuận tình ly hôn là gì? Quy trình, thủ tục, lệ phí ly hôn thuận tình và cách làm đơn ly hôn thuận tình như thế nào? Có mẫu đơn năm 2025 cho bạn tải miễn phí.

Khi mối quan hệ hôn nhân không còn khả năng tiếp tục, nhiều cặp vợ chồng chọn cách ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân không êm đẹp. Trong đó, ly hôn thuận tình là cách ly hôn nhanh chóng nhất được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Bài viết sau đây của Quốc Việt sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin chi tiết về khái niệm cũng như điều kiện, thủ tục ly hôn thuận tình được cập nhật mới nhất.

Thuận tình ly hôn là gì?

Ly hôn là việc kết thúc mối quan hệ vợ chồng thông qua bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Ly hôn thuận tình (hay đồng thuận ly hôn) là việc cả vợ và chồng đều tự nguyện chấm dứt hôn nhân và đã hoàn tất việc thỏa thuận việc phân chia tài sản, quyền nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.

Điều kiện ly hôn thuận tình

➨ Tòa án công nhận thuận tình ly hôn cho cặp vợ chồng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cả vợ chồng đều tự nguyện yêu cầu ly hôn và ký vào đơn ly hôn;
  • Vợ chồng đã thỏa thuận về quyền nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mức cấp dưỡng cho con và thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi của vợ và con;
  • Vợ chồng đã thỏa thuận xong về vấn đề phân chia tài sản chung, nợ chung hoặc chưa thỏa thuận nhưng không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tài sản. Nếu vợ chồng đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản và mong muốn Tòa án công nhận, có thể viết vào đơn để yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.

➨ Người có quyền yêu cầu ly hôn:

  • Người có quyền yêu cầu quyền ly hôn là vợ/chồng hoặc cả 2 vợ chồng;
  • Người chồng không có quyền yêu cầu thuận tình ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Cha, mẹ, người thân hợp pháp khác của vợ/chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu người vợ/chồng bị bệnh tâm thần hoặc không đủ nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình trong cuộc hôn nhân do chồng/vợ của họ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Thủ tục, lệ phí ly hôn thuận tình

1. Hồ sơ ly hôn thuận tình

Bộ hồ sơ ly hôn thuận tình cần chuẩn bị nộp lên Tòa án gồm có:

  • Đơn xin ly hôn thuận tình (theo mẫu quy định);
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của hai vợ chồng;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
  • Đơn trình bày nguyện vọng của con chung (nếu con trên 7 tuổi);
  • Tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung (nếu có) trong thời kỳ hôn nhân nếu yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung của 2 vợ chồng.

 Mẫu đơn ly hôn thuận tình.

Lưu ý:

  • Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc thì cặp vợ chồng có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao;
  • Trường hợp không có CMND/CCCD/hộ chiếu của vợ hoặc chồng thì cần bổ sung giấy tờ tùy thân khác thay thế theo hướng dẫn của Tòa án.

2. Quy trình ly hôn thuận tình

Thủ tục công nhận ly hôn thuận tình và chia tài sản khi ly hôn được xem là vấn đề dân sự. Quy trình các bước giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ và đơn thuận tình ly hôn

Cặp vợ chồng có nhu cầu ly hôn chuẩn bị 1 bộ hồ sơ thuận tình ly hôn và nộp cho Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đăng ký thường trú/tạm trú theo 1 trong các cách thức sau đây:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ qua dịch vụ của bưu điện;
  • Cách 3: Nộp hồ sơ online qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn và nộp lệ phí ly hôn

Sau khi Tòa án nhận được đầy đủ hồ sơ, Chánh án Tòa án sẽ phân công thẩm phán để giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc. 

Nếu đơn yêu cầu chưa đầy đủ nội dung theo quy định, Thẩm phán sẽ yêu cầu người nộp đơn là vợ hoặc chồng sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. 

Nếu hồ sơ đủ điều kiện, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Tòa án sẽ thông báo cho vợ, chồng về việc thụ lý đơn thuận tình ly hôn đồng thời yêu cầu vợ, chồng nộp án phí ly hôn.

Bước 3: Nộp án phí ly hôn

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu nộp án phí của Tòa án, vợ hoặc chồng thực hiện nộp án phí và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Tiếp theo, Tòa án sẽ thông báo bằng văn bản cho vợ, chồng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã tiếp nhận đơn yêu cầu. 

Nếu vợ, chồng thuộc diện được miễn hoặc không phải nộp án phí ly hôn thì Thẩm phán sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu ly hôn ngay từ ngày nhận được.

Bước 4: Mở phiên hòa giải

Tòa án sẽ triệu tập các bên để thu thập lời khai và tiến hành phiên hòa giải theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự theo quy định.

Nếu việc hòa giải không thành và hai vợ chồng đã đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái trong phiên hòa giải, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không đồng ý về thỏa thuận cái đã nêu trong đơn, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành, đình chỉ giải quyết vụ việc và hướng dẫn bạn giải quyết ly hôn theo hướng đơn phương ly hôn theo quy định.

Bước 5: Đưa ra quyết định công nhận ly hôn

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải, Tòa án sẽ xem xét và công nhận ly hôn thuận tình nếu thấy cả hai vợ chồng đều tự nguyện ly hôn và không có bất kỳ tranh chấp nào về thỏa thuận đó.

Trong vòng 5 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án sẽ gửi quyết định công nhận ly hôn thuận tình cho hai vợ chồng và Viện kiểm sát cùng cấp. Quan hệ hôn nhân kết thúc kể từ ngày quyết định công nhận ly hôn có hiệu lực pháp luật. 

Trong trường hợp Tòa án không chấp nhận cho vợ, chồng ly hôn thì vợ, chồng có thể làm đơn kháng cáo để tòa án cấp trên tiếp tục xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Lệ phí ly hôn thuận tình - Mới nhất

Mức án phí sơ thẩm với trường hợp ly hôn thuận tình là 300.000 đồng.

Trường hợp người yêu cầu ly hôn thuộc 1 trong các đối tượng sau đây thì được miễn án phí ly hôn:

  • Hộ nghèo, hộ cận nghèo;
  • Người cao tuổi, người khuyết tật hoặc người có công với cách mạng;
  • Đồng bào người dân tộc thiểu số ở các địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Thân nhân liệt sĩ đã được cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Mẫu đơn và cách làm đơn ly hôn thuận tình

Khi làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nội dung của đơn yêu cầu phải thể hiện chính xác, đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Thông tin Tòa án nhân dân cấp quận/huyện có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu;
  • Thông tin của vợ và chồng bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại;
  • Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết bao gồm: Quan hệ hôn nhân, con chung, phân chia tài sản…;
  • Chữ ký của của hai vợ chồng.

 Mẫu đơn ly hôn thuận tình - Mới nhất

Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về điều kiện, thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định mới nhất. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn thuận tình có thể liên hệ cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được nhân viên hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Các câu hỏi thường gặp về thủ tục ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình là việc cả vợ và chồng đều tự nguyện chấm dứt hôn nhân và đã hoàn tất việc thỏa thuận việc phân chia tài sản, quyền nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.

Cặp vợ chồng cần đáp ứng các điều kiện dưới đây để được Tòa án công nhận ly hôn thuận tình:

  • Cả vợ chồng đều tự nguyện yêu cầu ly hôn và ký vào đơn ly hôn;
  • Đã thỏa thuận xong về quyền nuôi dưỡng, giáo dục con cái, mức cấp dưỡng cho con và thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi của vợ và con;
  • Vợ chồng đã thỏa thuận xong về vấn đề phân chia tài sản chung, nợ chung hoặc chưa thỏa thuận nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề tài sản.

Quy trình giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình bao gồm 6 bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ và đơn thuận tình ly hôn;
  • Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn và án phí;
  • Bước 3: Nộp án phí ly hôn;
  • Bước 4: Mở phiên hòa giải;
  • Bước 5: Đưa ra quyết định công nhận ly hôn.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Quy trình ly hôn thuận tình.

Thành phần hồ sơ ly hôn thuận tình cần nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện gồm có:

  • Đơn xin ly hôn thuận tình (theo mẫu quy định);
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của hai vợ chồng;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
  • Đơn trình bày nguyện vọng của con chung (nếu con trên 7 tuổi);
  • Tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung (nếu có) trong thời kỳ hôn nhân nếu yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung của 2 vợ chồng.

➤➤ Tải miễn phí: Mẫu đơn ly hôn thuận tình.

Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt ngay khi quyết định công nhận ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn