Visa là gì? So sánh điểm giống và khác giữa visa và thẻ tạm trú

Visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài giống nhau ở điểm nào?Sự khác biệt giữa hai loại giấy tờ này về đối tượng cấp, thời hạn, cơ quan, quyền lợi... là gì? Hãy cùng Quốc Việt tìm hiểu qua bài viết này.

Khái niệm về visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Thị thực/visa cho người nước ngoài là gì?

Thị thực (visa) được gọi là thị thực nhập cảnh hay  visa xuất nhập cảnh. Đây là giấy tờ do Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp cho người nước ngoài, cho phép họ nhập cảnh hoặc xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Bạn có thể hiểu đơn giản, người nước ngoài thuộc đối tượng sang Việt Nam để thực hiện các hoạt động như: Công tác, học tập, du lịch, lao động hay thăm người thân…thì bắt buộc phải có visa (ngoại trừ các công dân thuộc 25 quốc gia được miễn visa theo quy định.

Tùy vào thời hạn sử dụng của hộ chiếu và mục đích nhập cảnh mà thời hạn visa của mỗi người nước ngoài là khác nhau. 

Tùy vào mục đích nhập cảnh và yêu cầu mà thời hạn visa của mỗi người nước ngoài được cấp là khác nhau. Visa được cấp có thể là visa có giá trị 1 lần hoặc có giá trị nhiều với thời hạn tối đa là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 2 năm hay 5 năm.

>> Tham khảo: Thủ tuc, hồ sơ xin cấp visa cho người nước ngoài.

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ cho phép người nước ngoài được phép lưu trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thế thị thực (visa). Thẻ tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp (Theo Khoản 13 Điều 3 Luật số 47/2014/QH14).

Thời hạn của thẻ tạm trú cấp cho người nước ngoài có thời hạn tối thiểu là 1 năm và tối đa là 2 năm, 5 năm hoặc 10 năm.

Khi sở hữu thẻ tạm trú, người nước ngoài có thể sinh sống lâu dài tại Việt Nam và có thể xuất cảnh - nhập cảnh nhiều lần trong suốt thời gian còn hiệu lực của thẻ tạm trú mà không cần xin visa. Do đó, thẻ tạm trú được coi như 1 loại visa dài hạn và có giá trị thay thế visa.

Lưu ý: Trường hợp người nước ngoài sở hữu visa Việt Nam ký hiệu DN, DL hoặc nhập cảnh Việt Nam theo hình thức miễn visa mà muốn xin thẻ tạm trú sẽ không được xét duyệt. Để xin được thẻ tạm trú, người nước ngoài cần phải có visa Việt Nam mang ký hiệu ĐT1, ĐT2, ĐT3, LV1, LV2, LS, NN1, NN2, DH, PV1, TT, LDD1, LDD2 và có hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 13 tháng.

>> Tham khảo: Quy định, lợi ích và quyền lợ của thẻ tạm trú.

Điểm giống nhau của thị thực/visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Để giúp bạn hiểu hơn về thị thực (visa) và thẻ tạm trú cho người nước ngoài, Quốc Việt nêu ra những điểm giống nhau của hai loại giấy tờ này để bạn có thể hình dung một cách tổng quan nhất. Nhìn chung, thị thực và thẻ tạm trú cho người nước ngoài có 4 điểm giống nhau sau:

  • Chỉ được sử dụng trong thời gian nhất định, cả hai khi hết hạn đều phải làm thủ tục gia hạn hoặc xin cấp lại.
  • Là loại giấy tờ bắt buộc phải có nếu người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Đều do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài.
  • Để được cấp visa và thẻ tạm trú thì người nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hộ chiếu, các giấy tờ đi lại quốc tế.
  • Có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh hợp pháp để được cấp visa/thẻ tạm trú như: Giấy phép lao động, Giấy phép hành nghề luật sư, Giấy chứng nhận đầu tư...
  • Có cá nhân, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
  • Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh (Theo Luật số 47/2014/QH13).

Điểm khác nhau giữa visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Ngoài 4 điểm giống nhau trên thì giữa visa và thẻ tạm trú có nhiều điểm khác biệt. Tùy vào mục đích nhập cảnh mà người nước ngoài sẽ được xem xét cấp visa hoặc thẻ tạm trú. Và để bạn dễ dàng thấy được sự khác biệt giữa hai loại giấy tờ này, Quốc Việt có bảng so sánh chi tiết dưới đây:

ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA VISA VÀ THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Nội dung so sánh Thị thực (visa) Thẻ tạm trú
Đối tượng được cấp
  • Cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn.
  • Cấp cho người nước ngoài có nhu cầu cư trú dài hạn tại Việt Nam và đã nhập cảnh bằng visa có ký hiệu: NG3, LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
Điều kiện cấp
  • Thời hạn còn lại của hộ chiếu phải nhiều hơn thời hạn của visa muốn xin ít nhất 30 ngày.
  • Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh.
  • Có công văn chấp thuận nhập cảnh.
  • Thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu tối thiểu 13 tháng.
     
  • Có thân nhân là người Việt Nam hoặc có cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú.
  • Đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường.
Mục đích xin cấp
  • Nhập cảnh ngắn hạn: Du lịch, công tác, hợp tác lao động, chương trình hội nghị…
  • Nhập cảnh dài hạn: Học tập dài hạn, theo gia đình làm việc tại Việt Nam, đầu tư, thăm người thân…
Cơ quan cấp
  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
  • Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
  • Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
  • Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.
  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
  • Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.

Hình thức cấp

  • Cấp rời (thị thực rời).
  • Cấp cùng sổ hộ chiếu (dán, đóng dấu trực tiếp vào từng trang của sổ hộ chiếu).
  • Cấp qua giao dịch điện tử (thị thực điện tử).
  • Được cấp rời (thị thực rời).
Thời hạn và giá trị pháp lý

Có giá trị xuất nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần tùy vào lựa chọn khi làm thủ tục xin cấp visa.

Cụ thể: 

  • Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày
  • Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 3 tháng.
  • Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 6 tháng.
  • Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
  • Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 2 năm.
  • Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 3 năm.
  • Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 5 năm.
  • Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.

Có giá trị xuất nhập cảnh nhiều lần.



Cụ thể:

  • Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 2 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, DDT3, TT có thời hạn không quá 3 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 5 năm.
  • Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
  • Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

 
Quyền lợi
  • Được tự do du lịch, công tác, thăm thân… tại Việt Nam một cách hợp pháp (phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh và thời hạn sử dụng visa).
  • Trường hợp nhập cảnh theo diện du lịch thì phải đi đúng theo lịch trình sắp xếp của công ty lữ hành.
  • Được miễn thị thực khi xuất nhập cảnh.
  • Được tự do đi lại, du lịch, thăm người thân, khám chữa bệnh tại Việt Nam.
  • Được thành lập công ty, kết hôn, thuê căn hộ tại Việt Nam…
  • Được pháp luật Việt Nam bảo vệ trong thời gian cư trú tại Việt Nam.
  • Được bảo lãnh người thân sang Việt Nam thăm hoặc sống cùng trong thời gian thẻ tạm trú còn thời hạn…
 

Với những thông tin trên hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về thị thực/visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Nếu bạn cần hỗ trợ hay muốn biết thêm thông tin có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết.

Các câu hỏi thường gặp về visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Điểm khác nhau cơ bản nằm ở đối tượng được cấp:

  • Thị thực (visa): Cấp cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian ngắn.
  • Thẻ tạm trú: Cấp cho người nước ngoài có nhu cầu cư trú dài hạn tại Việt Nam và đã nhập cảnh bằng visa có ký hiệu: NG3, LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Phân biệt thị thực/visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài

  • Visa: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế còn thời hạn dài hơn thời hạn visa dự kiến xin ít nhất 30 ngày; không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh; có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh hợp pháp; có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh; có công văn chấp thuận nhập cảnh.
  • Thẻ tạm trú: Thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu tối thiểu 13 tháng; đã đăng ký tạm trú tại công an xã, phường; có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú; có thân nhân là người Việt Nam hoặc có cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Đã được cấp thẻ tạm trú không cần xin visa. Người nước ngoài có thể sử dụng thẻ tạm trú để xuất nhập cảnh mà không cần xuất trình visa.
Có. Bởi thẻ tạm trú được xem là visa dài hạn, cho phép người nước ngoài được xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần mà không cần phải xin visa.
Không. căn cứ theo Điều 36 Luật số 51/2019/QH14 có quy định rõ các trường hợp được cấp thẻ tạm trú. Theo đó, trường hợp người nước ngoài nếu sở hữu visa Việt Nam mang ký hiệu DN, DL hoặc nhập cảnh Việt Nam theo hình thức miễn visa mà muốn xin thẻ tạm trú thì không được xét duyệt. Để xin được thẻ tạm trú, người nước ngoài cần phải nhập cảnh vào Việt Nam bằng visa mang ký hiệu như: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn