Thành lập doanh nghiệp dự án là việc nhà đầu tư phải thực hiện sau khi trúng thầu. Vậy điều kiện, quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án như thế nào? Quốc Việt sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, có đầy đủ file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
- Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định 35/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 29/03/2021.
Doanh nghiệp dự án là gì?
- Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có sử dụng đất (Theo Điểm c Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư).
- Mục đích thành lập doanh nghiệp dự án là để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Hay nói cách khác, việc thành lập doanh nghiệp dự án giúp cho các nhà đầu tư thực hiện, quản lý, giám sát và vận hành dự án một cách hiệu quả theo đúng thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án và không tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án
Một là, doanh nghiệp dự án chỉ được thành lập khi dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hai là, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nhà đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp dự án theo 3 loại hình sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.
>>> Như vậy, doanh nghiệp dự án không được thành lập và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Ba là, thông tin của doanh nghiệp dự án dự định thành lập phải đáp ứng các điều kiện về tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ… theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: Điều kiện thành lập công ty doanh nghiệp.
Bốn là, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gửi Sở KHĐT phải đáp ứng được các quy định của luật Doanh nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án
Xét theo điều kiện bên trên, thì quy trình thành lập doanh nghiệp dự án bao gồm 2 bước sau:
- Bước 1: Làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
- Bước 2: Làm thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án tại Sở KHĐT.
1. Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
➥Thời điểm thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Sau khi ký thỏa thuận đầu tư và hợp đồng dự án.
➥Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án PPP gồm có:
- Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án.
- Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án.
- Văn bản chấp thuận sử dụng vốn nhà nước (nếu là dự án có nhà nước tham gia).
- Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
- Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.
➥Nơi nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án cấp quốc gia, dự án của Bộ, Ban, Ngành Nhà nước, dự án được thực hiện từ trên 2 địa bàn tỉnh trở lên hoặc dự án cấp thành phố trung ương.
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đối với các dự án không thuộc Nhóm 1 ở trên.
- Dự án nhóm C (được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư công) không cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
➥Thời gian hoàn thành thủ tục: Từ 25 - 30 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Tùy hồ sơ từng dự án, việc đánh giá và cấp giấy phép có thể lâu hơn dự kiến.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án tại Sở KHĐT theo các bước như sau:
➥Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp dự án:
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Thành phần hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp dự án gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án (theo mô hình công ty TNHH/cổ phần).
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông góp vốn là cá nhân.
- Bản sao công chứng Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức; Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp dự án
➥ Hình thức nộp hồ sơ: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
➥ Thời gian hoàn thành thủ tục: Sau 3 - 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Lưu ý: Nếu có nhiều thành viên hoặc cổ đông tham gia thành lập doanh nghiệp dự án, thì những thành viên hoặc cổ đông này phải là người thực hiện ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước.
➤➤Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty doanh nghiệp
Các lĩnh vực cho phép thành lập doanh nghiệp dự án
Căn cứ Điều 4 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các lĩnh lực sau được phép thành lập doanh nghiệp dự án:
CÁC LĨNH VỰC ĐƯỢC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP DỰ ÁN |
Lĩnh vực |
Chi tiết |
Giao thông vận tải |
Lĩnh vực đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không. |
Lưới điện, nhà máy điện |
Lĩnh vực năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực. |
Thủy lợi |
Cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải. |
Y tế |
Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm. |
Giáo dục - đào tạo |
Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. |
Hạ tầng công nghệ thông tin |
Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh |
Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp dự án
Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, sau hoàn thành thủ tục thành lập công ty xong thì công ty cần thực hiện ngay những việc sau trước khi đi vào hoạt động:
- Một là, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn đăng thông báo là 30 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.
- Hai là, khắc con dấu pháp nhân, con dấu chức danh cho giám đốc/tổng giám đốc.
- Ba là, làm bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Bốn là, mua chữ ký số điện tử, thực hiện đăng ký tài khoản thuế điện tử.
- Năm là, mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế.
- Sáu là, mua và làm thủ tục phát hành hóa đơn điện tử.
- Bảy là, góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ khi có giấy phép.
➤➤Tham khảo bài viết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Trên đây, Quốc Việt đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án. Nếu cần tư vấn thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hãy gọi ngay cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp dự án
Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có sử dụng đất sau khi trúng thầu.
Doanh nghiệp dự án được thành lập với mục đích ký kết, thực hiện, quản lý, giám sát và vận hành dự án một cách hiệu quả theo đúng thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án và không tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác.
Để được cấp phép thành lập doanh nghiệp dự án cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
- Một là, có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Hai là, chỉ được thành lập theo mô hình công ty TNHH hoặc cổ phần.
- Ba là, đáp ứng các điều kiện về tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ…
- Bốn là, có hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ gửi tới Sở KHĐT.
Thành phần hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp; điều lệ công ty; danh sách thành viên/cổ đông sáng lập; bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên, cổ đông; Các giấy tờ pháp lý liên quan khác.
➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp dự án
Để thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư phải làm việc với 2 cơ quan sau:
- Nộp hồ sơ tại Bộ KHĐT/UBND tỉnh để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
- Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT