Thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) Hộ Kinh Doanh Cá Thể

Các trường hợp giải thể hộ kinh doanh và chi tiết về hồ sơ, thủ tục giải thể (chấm dứt hoạt động) hộ kinh doanh sẽ được Quốc Việt giải đáp trong bài viết này. Có đầy đủ hồ sơ, file mẫu tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Thông tư 105/2020/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/01/2021.
  • Luật quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh rất phổ biến ở nước ta. Với đặc điểm đơn giản, dễ quản lý, không cần bận tâm về sổ sách kế toán nên hộ kinh doanh được nhiều cá nhân, hộ gia đình lựa chọn thành lập. Tuy nhiên, nguồn vốn của hộ kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tự có của chủ hộ,  nên trong những giai đoạn khó khăn nhiều hộ kinh doanh đã phải lựa chọn phương án giải thế.

Các trường hợp giải thể hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh có thể giải thể vì các lý do sau:

  • Hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả nên chủ hộ quyết định giải thể.
  • Chủ hộ kinh doanh không muốn hoạt động hộ kinh doanh nữa nên giải thể.
  • Hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả, chủ hộ kinh doanh muốn giải thể hộ kinh doanh, thành lập công ty để có thể mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh, tiếp cận đối tượng khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn VAT.
  • Hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ khác quận/ khác tỉnh thì phải giải thể hộ kinh doanh ở địa chỉ cũ, đăng ký lại ở địa chỉ mới.

Quy trình giải thể hộ kinh doanh bao gồm hai bước sau:

  • Bước 1: Đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại chi cục thuế quản lý hộ kinh doanh sau khi thanh toán hết các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ thuế.
  • Bước 2: Làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh và trả giấy phép hộ kinh doanh tại UBND cấp quận, huyện.

Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế

Quy trình giải thể hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thanh toán hết các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Căn cứ Khoản 2 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC có quy định về nghĩa vụ của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

  • Thanh toán đầy đủ các khoản nợ cho chủ nợ hiện hữu của hộ kinh doanh, trường hợp hộ kinh doanh không có đủ khả năng thanh toán ngay thì phải có biên bản thỏa thuận giữa hộ kinh doanh và các chủ nợ.
  • Thanh toán đầy đủ tiền lương, thưởng cho người lao động hoặc biên bản thỏa thuận giữa hộ kinh doanh và người lao động về biện pháp xử lý tiền lương, thưởng… sau này.
  • Nộp đủ các khoản thuế phát sinh trong thời gian hoạt động tính đến thời điểm giải thể hộ kinh doanh như thuế môn bài, thuế khoán.
  • Nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn phải làm thông báo hủy hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến thời điểm giải thể cho cơ quan thuế quản lý.

Bước 2: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế.

Hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh hộ kinh doanh gồm có :

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản gốc).
  • Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.

 Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST hộ kinh doanh

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của hộ kinh doanh, Chi cục thuế quản lý cấp quận/huyện sẽ:

  • Ra Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT.
  • Chuyển trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Sau khi cơ quan thuế kiểm tra hộ kinh doanh đã hoàn thành hết nghĩa vụ thuế, trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ:

  • Ra Thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 18/TB-ĐKT).
  • Ra Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh. 

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thuế, chủ hộ kinh doanh thực hiện thủ tục trả giấy phép kinh doanh tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.

Hồ sơ giải thể hộ kinh doanh được quy định tại Khoản 1 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế (Mẫu số 18/TB-ĐKT).
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (tùy quận/huyện).

 Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ: UBND cấp quận/huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Sau khi nhận được hồ sơ trong thời gian 3 ngày làm việc Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh. Như vậy là thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã hoàn tất.

Lưu ý: Sau khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh, thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó (theo Điểm c khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019).

Mức xử phạt vi phạm quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện.

Trên đây, Quốc Việt đã hướng dẫn rất chi tiết về hồ sơ, thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc quan tâm đến dịch vụ giải thể hộ kinh doanh có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi thường gặp khi giải thể hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có thể giải thể trong các trường hợp sau:

  • Hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả nên chủ hộ không muốn kinh doanh nữa, quyết định giải thể.
  • Hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả, chủ hộ kinh doanh muốn giải thể hộ kinh doanh, thành lập công ty.
  • Hộ kinh doanh thay đổi địa chỉ khác quận/ khác tỉnh thì phải giải thể hộ kinh doanh ở địa chỉ cũ, đăng ký lại ở địa chỉ mới.

Quy trình giải thể hộ kinh doanh gồm 2 bước sau:

  • Bước 1: Đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại chi cục thuế quản lý hộ kinh doanh sau khi thanh toán hết các khoản nợ và hoàn thành nghĩa vụ thuế.
  • Bước 2: Làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh và trả giấy phép hộ kinh doanh tại  UBND cấp quận, huyện. 

Hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục thuế quản lý và UBND Quận/huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  • Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế (Mẫu số 18/TB-ĐKT).
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế (tùy quận/huyện).
Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa thuận khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn