Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa có cần đăng ký hộ kinh doanh

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê, thành phố là một trong những mô hình kinh doanh được ưa chuộng hiện nay. Thế nhưng, nhiều người vẫn có mắc mở quán/tiệm tạp hóa có cần phải đăng ký hộ kinh doanh? Nếu có thì thủ tục, hồ sơ như thế nào, cơ quan đăng ký ở đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh hay còn gọi là kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh đơn giản, phù hợp với quy mô nhỏ lẻ, độc lập, vốn ít. Hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân hoặc một nhóm các thành viên trong gia đình làm chủ. Trong trường hợp các thành viên cùng hợp tác đăng ký hộ kinh doanh thì bắt buộc phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.

Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hay người được các thành viên trong gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh sẽ được gọi là chủ hộ kinh doanh.

Ví dụ: Khi bạn đăng ký mở cửa hàng bán các loại hàng hóa như: Gas, gạo, đồ gia dụng, shop hoa, shop quần áo, hay bán đa dạng các loại mặt hàng… với quy mô nhỏ, vốn ít thì được gọi chung là hộ kinh doanh.

Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa có cần đăng ký hộ kinh doanh?

Kinh doanh tạp hóa là một cửa hàng nhỏ cung cấp đa dạng các loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của mọi người. Thường một quán/tiệm tạp hóa sẽ bán các mặt hàng cơ bản như: Đồ uống (như bia, nước ngọt, nước suối...), thực phẩm khô (như bánh kẹo, mì tôm, phở...), đồ dùng sinh hoạt (như dầu gội, kem đánh răng, bàn chải...), đồ gia dụng, đồ dùng học tập...

Nhiều người thắc mắc không biết mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay không? Câu trả lời là . Vì theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp kinh doanh sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; 
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Như vậy, kinh doanh cửa hàng tạp hóa không thuộc đối tượng được miễn đăng ký hộ kinh doanh. Do đó, khi mở quán tạp hóa bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý: Nếu mở cửa hàng tạp hóa mà không đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị phạt từ 5.000.000đ - 10.000.000đ (Căn cứ theo điểm C Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP).
 


 

Thủ tục, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bán tạp hóa

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh tạp hóa

Để đăng ký mở quán tạp hóa và hoàn thiện thủ tục, hồ sơ một cách chuẩn xác, bạn có thể tham khảo những mã ngành nghề sau: 

  • Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • Bán buôn đồ uống;
  • Buôn bán gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc, bột mì;
  • Buôn bán thực phẩm;
  • Buôn bán sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;
  • Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.

Trình tự thủ tục đăng ký HKD mở cửa hàng tạp hóa

Theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi mở cửa hàng tạp hóa gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chủ cửa hàng chuẩn bị nộp hồ sơ đăng ký HKD;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của UBND tỉnh/thành phố;
  • Bước 3: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, chủ cửa hàng sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Lưu ý: 

  • Hộ kinh doanh chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi đủ các điều kiện: Tên hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định; hồ sơ hợp lệ; nộp đủ lệ phí; giấy tờ cá nhân hợp lệ
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo để chủ cửa hàng sửa đổi, bổ sung.

Hồ sơ đăng ký HKD mở cửa hàng tạp hóa

Căn cứ tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ đăng ký HKD khá đơn giản, bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký HKD bán tạp hóa;
  • Giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của các cá nhân tham gia thành lập HKD hoặc người đại diện hộ gia đình đăng ký HKD;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ HKD đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký HKD;
  • Sổ đỏ hoặc hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh tạp hóa.

 Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tạp hóa

Lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa

Để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tạp hóa một cách nhanh chóng, chuẩn xác và hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, Quốc Việt chia sẻ đến bạn một số lưu ý sau:

1. Đặt tên hộ kinh doanh

Theo Điều 88 Nghị định 01/2021 NĐ-CP quy định về cách đặt tên hộ kinh doanh như sau:

  • “Hộ kinh doanh +  Tên riêng hộ kinh doanh”;
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ  F,J,Z,W có thể kèm theo chữ số, ký hiệu;
  • Không sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” đặt tên cho hộ kinh doanh.

Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Thành A.

2. Địa điểm kinh doanh

Đối với việc mở cửa hàng tạp hóa, bạn nên chọn những địa điểm đông dân như: Gần khu công nghiệp, khu dân cư, trường học… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, mang lại doanh thu tốt.

Lưu ý: Bạn không được phép mở cửa hàng ở những địa điểm như chung cư, nhà tập thể, đất nằm trong khu quy hoạch của nhà nước vì đây là những nơi không được pháp luật cho phép kinh doanh (bao gồm cả sử dụng để mở công ty hay đăng ký kinh doanh hộ cá thể).

3. Một số giấy phép cần có khi mở tiệm tạp hóa

Do cửa hàng tạp hóa kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau nên ngoài GPKD, bạn cần thêm một số giấy tờ khác theo đúng yêu cầu của pháp luật để việc buôn bán thuận lợi không gặp vấn đề về pháp lý. Chẳng hạn như: Cửa hàng buôn bán thực phẩm ăn uống thì cần xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bán các mặt hàng dễ cháy thì xin Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy; hay thuốc lá, rượu thì cần xin Giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá…

Mới bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh, bạn phải ưu tiên có GPKD, còn những giấy chứng nhận khác bạn có thể bổ sung sau trong quá trình buôn bán.

4. Các loại thuế phải đóng khi mở cửa hàng tạp hóa

Sau khi có GPKD, bạn cần kê khai và đóng thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp phép kinh doanh. Các loại thuế mà bạn phải đóng là thuế môn bài và thuế khoán.

  • Thuế môn bài: 300.000đ - 1.000.000đ/năm. Thuế môn bài đóng theo năm. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu bạn kinh doanh sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên. Trong trường hợp doanh thu chỉ từ 100 triệu trở xuống sẽ được miễn lệ phí môn bài.
  • Thuế khoán: Mức thuế mà bạn sẽ phải nộp theo tháng/quý, căn cứ vào quy mô và mức doanh thu thực tế được kê khai mà Cơ quan thuế sẽ quy định về mức đóng này.

>> Xem thêm: Các loại thuế và cách tính thuế HKD cá thể.

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Quốc Việt

Nếu bạn đang có nhu cầu mở tiệm tạp hóa và cần đăng ký HKD thì có thể tham khảo dịch vụ của Quốc Việt. Với kinh nghiệm trong việc đăng ký HKD cá thể cho hàng ngàn khách hàng trên toàn quốc. Quốc Việt sẽ giúp bạn hoàn thiện mọi thủ tục, hồ sơ một cách nhanh chóng nhất.

  • Tư vấn, soạn hồ sơ, trình ký tận nơi;
  • Đại diện nộp hồ sơ tại cơ quan ĐKKD;
  • Nhận Giấy phép và bàn giao tận nơi trong vòng 3 -5 ngày;
  • Tư vấn pháp lý miễn phí sau khi thành lập HKD.

Bạn chỉ cần cung cấp cho Quốc Việt 2 thông tin cơ bản sau:

  • Thông tin hộ kinh doanh (tên, địa chỉ, vốn, ngành nghề…);
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

➤➤Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc cần thêm bất cứ thông tin gì có thể liên hệ cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn trong thời gian sớm nhất!

Một số câu hỏi thường gặp về mở quán tạp hóa

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, kinh doanh cửa hàng tạp hóa không nằm trong các trường hợp được miễn đăng ký hộ kinh doanh. Vì thế, khi mở cửa hàng tạp hóa bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký HKD bán tạp hóa; giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của các cá nhân tham gia thành lập HKD hoặc người đại diện hộ gia đình đăng ký HKD; Sổ đỏ, hợp đồng thuê địa điểm.

Bạn có thể nộp trực tiếp tại UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh hoặc đăng ký thủ tục online tại trang dịch vụ công của UBND tỉnh/thành phố.
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định một cá nhân hoặc một hộ gia đình chỉ đứng tên một HKD cá thể.

Cửa hàng tạp hóa tổng hợp nhiều loại hàng hóa khác nhau. Vì thế, đối với một số mặt hàng để có thể buôn bán một cách thuận lợi thì phải xin cấp giấy phép theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng hạn như: Nếu cửa hàng kinh doanh thực phẩm như đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, sữa… thì cần Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm; nếu kinh doanh thuốc lá, rượu cần xin giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá, bạn cũng có thể xin thêm giấy phòng cháy, chữa cháy.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn