Hộ kinh doanh cần làm gì khi chính sách thuế, BHXH thay đổi

Hộ kinh doanh cần làm gì khi chính sách thuế, BHXH thay đổi liên tục? Các quy định mới về thuế, hóa đơn điện tử, BHXH của hộ kinh doanh từ 01/06/2025 là gì? Bỏ thuế khoán, hộ kinh doanh có nên chuyển đổi thành công ty, doanh nghiệp?

Từ ngày 01/06/2025, nhiều quy định mới liên quan đến chế độ kế toán, hóa đơn điện tửbảo hiểm xã hội của hộ kinh doanh cá thể được áp dụng. Vậy hộ kinh doanh cần làm gì để đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật và hạn chế rủi ro? Cùng Kế toán Quốc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Những thay đổi đáng chú ý về hộ kinh doanh cá thể từ 01/06/2025

1. Thay đổi hình thức kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ theo Nghị quyết 198/2025/QH15, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh thuế khoán sang hộ kinh doanh kê khai được thực hiện theo lộ trình cụ thể như sau:

  • Trước ngày 31/12/2025, hộ kinh doanh cá thể có mức doanh thu hằng năm dưới 1 tỷ đồng có thể lựa chọn kê khai và tính thuế theo thuế theo phương pháp khoán hoặc phương pháp kê khai;
  • Từ ngày 01/06/2025, khuyến khích hộ kinh doanh thuế khoán có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên chuyển sang phương pháp kê khai;
  • Từ ngày 01/01/2026, xóa bỏ hoàn toàn hình thức thuế khoán, toàn bộ hộ kinh doanh (không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ) đều phải thực hiện tính thuế theo phương pháp kê khai.

➤ Tham khảo bài viết: Các loại thuế, bậc thuế & cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể.

2. Áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với hộ kinh doanh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, thì từ ngày 01/06/2025:

  • Tất cả các hộ kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc có sử dụng máy tính tiền đều phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
  • Quy định này áp dụng đối với hộ kinh doanh hoạt động ở mọi ngành nghề, không phân biệt hộ kinh doanh thuế khoán hay hộ kinh doanh kê khai.

➤ Tham khảo bài viết: Quy định mới về sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

3. Quy định mới về bảo hiểm xã hội đối với hộ kinh doanh

➧ Đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc của hộ kinh doanh

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 01/07/2025, hộ kinh doanh cá thể phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho 2 đối tượng sau:

  • Chủ hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai;
  • Người lao động đang làm việc tại hộ kinh doanh theo hợp đồng lao động không thời hạn hoặc có thời hạn từ 1 tháng trở lên; người lao động làm việc bán thời gian (làm 4 giờ/ngày, 20 giờ/tuần…) nhưng có hợp đồng và làm việc dưới sự quản lý của hộ kinh doanh đồng thời có lương lớn hơn hoặc bằng mức tối thiểu vùng trở lên.

Lưu ý:

Còn các chủ hộ kinh doanh khác thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/07/2029.

➧ Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của hộ kinh doanh

Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm bắt buộc của người lao động làm việc tại hộ kinh doanh là 32% mức lương đóng bảo hiểm bắt buộc. Trong đó:

  • Hộ kinh doanh đóng cho người lao động 21.5%;
  • Người lao động đóng 10.5% (hộ kinh doanh sẽ khấu trừ từ lương của người lao động).

Tỷ lệ, mức đóng bảo hiểm bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh là 29.5% mức lương đóng bảo hiểm bắt buộc. Trong đó: 

  • Tỷ lệ đóng BHXH là 25%;
  • Tỷ lệ đóng BHYT là 4.5%.

➧ Kỳ đóng BHXH của hộ kinh doanh

Chu kỳ đóng BHXH: Hộ kinh doanh được lựa chọn đóng hàng tháng, hoặc đóng theo kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.

➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội hộ kinh doanh cá thể.

5 việc hộ kinh doanh cần làm khi thay đổi chính sách thuế, BHXH

Giai đoạn từ ngày 01/06/2025 đến hết 31/12/2025 được xem là giai đoạn chuyển tiếp, giúp các hộ kinh doanh dần làm quen với phương pháp kê khai và sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, hướng đến thực hiện nghĩa vụ thuế một cách minh bạch, trung thực và công bằng hơn từ năm 2026.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, trong giai đoạn này, hộ kinh doanh cần làm 5 việc sau đây để việc triển khai áp dụng hóa đơn và chuyển đổi từ phương pháp khoán sang phương pháp kê khai diễn ra an toàn, tránh các rủi ro về thuế:

1. Hoàn thành nghĩa vụ thuế khoán, chuyển sang phương pháp kê khai

Hộ kinh doanh cần chủ động kiểm tra lại xem hộ kinh doanh của mình có thuộc trường hợp phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày từ ngày 01/06/2025 không? Quy mô và doanh thu hiện tại đã đủ lớn để chuyển đổi luôn sang phương pháp kê khai chưa?

Nếu có, hộ kinh doanh cần làm việc với cơ quan thuế quản lý để hoàn thành nghĩa vụ thuế khoán và làm thủ tục chuyển đổi từ phương pháp khoán sang phương pháp kê khai.

2. Chuẩn bị thiết bị và phần mềm máy tính tiền có tích hợp hóa đơn điện tử

Tùy theo điều kiện cụ thể mà hộ kinh doanh có thể trang bị 1 trong 2 loại máy tính tiền sau:

  • Máy tính tiền đã tích hợp sẵn phần mềm hóa đơn điện tử: Loại này thường thuận tiện cho hộ kinh doanh do không cần cài đặt thêm phần mềm hóa đơn điện tử;
  • Máy tính tiền chưa tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử: Với loại này thì hộ kinh doanh phải mua và cài đặt thêm phần mềm HĐĐT vào máy tính tiền.

3. Mua và đăng ký sử dụng hóa chữ ký số, hóa đơn điện tử

Mua chữ ký số: Hộ kinh doanh cần mua chữ ký số để thực hiện các thủ tục như ký xuất hóa đơn điện tử, nộp hồ sơ BHXH điện tử. Một số nhà cung cấp chữ ký số uy tín hộ kinh doanh có thể tham khảo như Viettel, BKAV, VNPT…

Mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế: Trường hợp máy tính tiền đang sử dụng chưa tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử thì hộ kinh doanh cần mua thêm hóa đơn điện tử và tích hợp vào phần mềm máy tính tiền. Một số nhà của các nhà cung cấp cung cấp hóa đơn uy tín lâu năm trên thị trường hộ kinh doanh có thể tham khảo gồm: Viettel, EasyInvoice, BKAV, Misa…

Lưu ý:

Hóa đơn điện tử của hộ kinh doanh là hóa đơn bán hàng, không phải hóa đơn giá trị gia tăng.

4. Thực hiện chế độ kế toán theo phương pháp kê khai

Khi áp dụng phương pháp kê khai, hộ kinh doanh sẽ thực hiện nộp thuế theo doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ và thực hiện chế độ kế toán theo quy định. Các công việc kế toán cần thực hiện bao gồm:

  • Lập các chứng từ kế toán (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng thanh toán tiền lương) và lưu trữ theo quy định;
  • Lập sổ sách kế toán (như sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tổng hợp tồn kho…);
  • Nộp báo cáo thuế theo tháng hoặc theo quý;
  • Xuất hóa đơn điện tử cho người mua hàng đồng thời lưu hóa đơn mua vào của nhà cung cấp để chứng minh nguồn gốc hàng hóa;
  • Nộp tiền thuế theo đúng thời hạn quy định.

5. Đóng BHXH cho chủ hộ kinh doanh và nhân viên

Hộ kinh doanh cần thực hiện 2 thủ tục sau để đăng ký tham gia BHXH bắt buộc:

  • Bước 1: Đăng ký mã đơn vị BHXH cho hộ kinh doanh;
  • Bước 2: Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc chủ hộ và người lao động (nếu có thuê nhân viên làm việc thường xuyên và có ký hợp đồng lao động).

Chủ hộ kinh doanh có thể tự quyết định nhân sự phụ trách công tác kế toán (có thể là người thân trong gia đình, kế toán thuê ngoài hoặc do chủ hộ tự đảm nhận). Tuy nhiên, để tránh bị phạt do vi phạm các quy định về thuế, hóa đơn, BHXH hộ kinh doanh nên có nhân viên kế toán riêng hoặc thuê kế toán dịch vụ có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo sổ sách, báo cáo được thực hiện chính xác.

➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ kế toán hộ kinh doanh cá thể - Chỉ 600.000 đồng.

Có nên chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty, doanh nghiệp?

Từ 01/01/2026, ngoại trừ các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn kê khai và tính thuế theo phương pháp từng lần phát sinh, toàn thì các hộ kinh doanh đều phải thực hiện phương pháp kê khai và thực hiện chế độ kế toán tương tự như một doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ.

Vậy hộ kinh doanh có nên chuyển sang công ty TNHH hay cổ phần? Dưới đây, Quốc Việt sẽ chia sẻ một số lợi ích và thách thức khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp cho bạn tham khảo.

Lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp:

  • Được khấu trừ thuế GTGT và khấu trừ các khoản chi phí hợp lý khi tính thuế;
  • Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định;
  • Thực hiện nộp thuế theo lợi nhuận thay vì nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu như hộ kinh doanh cá thể;
  • Có tư cách pháp nhân, không bị hạn chế số lượng ngành nghề được phép hoạt động như hộ kinh doanh;
  • Có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc mở thêm địa điểm kinh doanh ở nhiều tỉnh thành khác nhau để mở rộng phạm vi kinh doanh;
  • Có thể huy động vốn từ ngân hàng, cá nhân, tổ chức khác.

Bên cạnh những lợi ích, việc chuyển đổi sang công ty cũng mang lại một số thách thức cho hộ kinh doanh như: 

  • Tốn thêm nhiều chi phí khác như: Chi phí mua phần mềm kế toán, thuê nhân viên kế toán, chi phí lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động…;
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với hộ kinh doanh nên nhiều chủ hộ kinh doanh trở nên lo lắng có thể bị phạt khi vi phạm các quy định về thuế (như chậm kê khai, xuất hóa đơn sai nội dung, sai thời điểm…).

Như vậy, việc có quyết định chuyển đổi lên công ty hay không phụ thuộc vào điều kiện tài chính, doanh thu thực tế và định hướng phát triển của mỗi hộ kinh doanh. 

Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh có doanh thu lớn (từ 1 tỷ đồng trở lên) hoặc hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động làm việc dài hạn, thường xuyên phải xuất hóa đơn cho khách hàng là tổ chức có thể cân nhắc chuyển đổi lên công ty sớm để được hưởng các chính sách ưu đãi thuế và có thêm nhiều cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh.

➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.

Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên công ty TNHH hay cổ phần có thể liên hệ ngay cho Kế toán Quốc Việt theo số 0977.119.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 090.119.4567 (Miền Nam) để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ kế toán, BHXH hộ kinh doanh

Theo quy định từ 01/06/2025, tất cả các hộ kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng mà có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc có sử dụng máy tính tiền đều phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Từ ngày 01/01/2026, xóa bỏ hoàn toàn hình thức thuế khoán, toàn bộ hộ kinh doanh (không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ) đều phải thực hiện tính thuế theo phương pháp kê khai.

Có. Từ ngày 01/07/2025, chủ hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn các chủ hộ kinh doanh khác thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01/07/2029.

Các ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp gồm:

  • Được khấu trừ thuế GTGT và khấu trừ các khoản chi phí hợp lý khi tính thuế;
  • Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định;
  • Thực hiện nộp thuế theo lợi nhuận thay vì nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu như hộ kinh doanh cá thể.

Có. Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn, hoặc làm bán thời gian nhưng có mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng I là 4.960.000 đồng; Vùng II: 4.410.000 đồng; Vùng III: 3.860.000; Vùng IV: 3.450.000 đồng

Ví dụ: 

HKD của bạn đăng ký kinh doanh tại Hà Nội có ký hợp đồng lao động 1 năm với nhân viên thì mức lương tối thiểu phải đóng BHXH là: 4.960.000. Khi đó:

  • Số tiền BHXH phải đóng hàng tháng = 4.960.000 x 32% = 1.587.200 đồng;
  • Trong đó hộ kinh doanh đóng 21.5% = 1.066.400 đồng; nhân viên đóng 10,5% = 520.800 đồng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn