
Chứng nhận ISO 9001, ISO 22000 là gì? So sánh điểm giống, khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000? Doanh nghiệp thực phẩm nên đăng ký chứng nhận nào? Cùng Kế toán Quốc Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
ISO 9001 và ISO 22000 đều là chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng thuộc tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp vấn đề trong việc phân biệt giữa chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000. Thực tế, hai tiêu chuẩn trên có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn có sự khác biệt. Cùng Quốc Việt tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Chứng nhận ISO 9001 là gì?
- ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS) dành cho tổ chức, doanh nghiệp không phân biệt về quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. Hiện tại, phiên bản mới nhất của ISO 9001 là ISO 9001:2015.
- Chứng nhận ISO 9001 là thủ tục được thực hiện bởi 1 tổ chức chuyên chứng nhận về ISO, tiến hành đánh giá tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng phù hợp hệ thống quản lý chất lượng theo các điều khoản của ISO 9001 hay chưa. Nếu đạt yêu cầu thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận ISO 9001 cho tổ chức, doanh nghiệp.
➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục xin Giấy chứng nhận ISO 9001:2015.
Chứng nhận ISO 22000 là gì?
- ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) và được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm. Các tổ chức, doanh nghiệp này có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những hoạt động về chuỗi thực phẩm. Hiện nay, phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018.
- Chứng nhận ISO 22000 là chứng nhận đánh giá tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ATTP phù hợp với các theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000 cho tổ chức, doanh nghiệp.
➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục xin Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
Điểm giống nhau giữa chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000
➨ Chung nguồn gốc
- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) là đơn vị ban hành tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 2200. Chính vì vậy giấy chứng nhận của hai tiêu chuẩn này đều có giá trị trên toàn thế giới.
➨ Đều áp dụng cấu trúc bậc cao
- Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều được áp dụng cấu trúc bậc cao mới - High level structure (HLS), đảm bảo tính tương thích giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau. Do đó, tổ chức, doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn ISO một cách độc lập hoặc có thể kết hợp giữa các tiêu chuẩn ISO với nhau để gia tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 22000 đều bao gồm 10 điều khoản sau: Bối cảnh tổ chức, phạm vi áp dụng, tài liệu, thuật ngữ và định nghĩa, hoạch định, lãnh đạo, hỗ trợ, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động.
➨ Phương pháp tiếp cận
- Cả hai tiêu chuẩn này đều áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro. Phương pháp này giúp doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch, lường trước các rủi ro và cơ hội. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra những biện pháp dự phòng để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
➨ Áp dụng chu trình PDCA
- Chu trình PDCA mà hai tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 22000:2018 áp dụng hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp kiểm soát hệ thống quản lý một cách khoa học và đảm bảo hệ thống quản lý được cải tiến liên tục.
Điểm khác biệt giữa chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000
ISO 9001 và ISO 22000 là hai tiêu chuẩn không còn quá xa lạ nhưng không ít doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ 2 tiêu chuẩn này, vì thế không biết nên áp dụng tiêu chuẩn nào cho hệ thống của mình. Cùng tìm hiểu điểm khác nhau giữa hai tiêu chuẩn này trong bảng dưới đây:
➨ Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 22000
|
Tiêu chuẩn ISO 9001
|
Áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động trong chuỗi thực phẩm (không phân biệt loại hình trực tiếp hay gián tiếp).
|
Áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, lĩnh vực hoạt động và quy mô kinh doanh.
|
➨ Các phiên bản ISO hiện có
Tiêu chuẩn ISO 22000
|
Tiêu chuẩn ISO 9001
|
Có 2 phiên bản:
- ISO 22000:2018: Phiên bản mới nhất
|
Có 5 phiên bản:
- ISO 9001:2015: Phiên bản mới nhất
- ISO 9001:1987
- ISO 9001:2008
- ISO 9001:2000
- ISO 9001:1994
|
➨ Mục đích xin chứng nhận
Tiêu chuẩn ISO 22000
|
Tiêu chuẩn ISO 9001
|
- Kiểm soát toàn diện các mối nguy làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong quá trình sản xuất hay kinh doanh sản phẩm/dịch vụ;
|
- Đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như hiệu quả hoạt động quản lý;
- Giảm chi phí vận hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận;
- Cải thiện hệ thống, quy trình làm việc;
- Nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
|
➨ Phạm vi tài liệu, hồ sơ
Tiêu chuẩn ISO 22000
|
Tiêu chuẩn ISO 9001
|
Phạm vị về tài liệu và hồ sơ chi tiết hơn và phải phù hợp với những nguyên tắc của HACCP.
|
Phạm vi về tài liệu và hồ sơ chỉ quy định một cách tổng quát cho việc phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
|
➨ Nguyên tắc quản lý chất lượng
Tiêu chuẩn ISO 22000
|
Tiêu chuẩn ISO 9001
|
Ngoài áp dụng 7 nguyên tắc cơ bản trong ISO 9001 thì còn kết hợp thêm 4 yếu tố bao gồm:
- Trao đổi thông tin lẫn nhau;
- Quản lý hệ thống;
- Các chương trình tiên quyết;
- Các nguyên tắc HACCP.
|
7 nguyên tắc quản lý chất lượng doanh nghiệp bao gồm:
- Hướng vào khách hàng;
- Sự lãnh đạo;
- Sự tham gia của mọi người;
- Tiếp cận theo quá trình;
- Cải tiến;
- Quyết định dựa trên bằng chứng;
- Quản lý mối quan hệ.
|
➨ Phương thức thực hiện
Tiêu chuẩn ISO 22000
|
Tiêu chuẩn ISO 9001
|
Đưa ra trình tự cơ bản, một khung chuẩn cho mọi hoạt động diễn ra trong chuỗi thực phẩm giúp đảm bảo mọi tiêu chuẩn về VSATTP phải được đáp ứng tốt nhất.
|
Đưa ra một trình tự khái quát mang tính định hướng chung, giúp doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
|
Nên đăng ký chứng nhận ISO 9001 hay ISO 22000?
Qua việc so sánh điểm giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 22000, có thể thấy rằng:
- Đối với tiêu chuẩn ISO 9001, các nội dung, điều khoản có tính khái quát cao cho mọi lĩnh vực, ngành nghề;
- Đối với tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ tập trung về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vậy đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, cung ứng thực phẩm, nên đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 hay ISO 22000:2018? Sau đây, Quốc Việt sẽ đưa ra 3 trường hợp dưới đây để doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, từ đó lựa chọn được loại chứng nhận phù hợp để đăng ký:
➨ Với doanh nghiệp chỉ đăng ký chứng nhận ISO 22000
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thì việc sở hữu Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ giúp doanh nghiệp không phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu được số lượng các đợt thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, nếu doanh nghiệp chỉ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 thì có thể gặp phải một số bất lợi như:
- Giảm khả năng cạnh tranh;
- Hiệu quả kinh doanh không cao do chưa được tối ưu được chi phí, quy trình sản xuất,...
➨ Với doanh nghiệp chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001
Đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thì điều kiện để được kinh doanh là phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (Giấy phép an toàn thực phẩm) hoặc Giấy chứng nhận ISO 22000/HACCP. Vậy nên, nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001 thì không đáp ứng đủ yêu cầu để hoạt động kinh doanh.
➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
➨ Với doanh nghiệp đăng ký cả chứng nhận ISO 22000 và chứng nhận ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 như là một tiền đề để triển khai tiêu chuẩn ISO 22000. Nói cách khác, thì việc hệ thống quản lý, quy trình sản xuất,... góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát toàn diện các vấn đề về an toàn thực phẩm.
Do đó, việc áp dụng đồng thời tiêu chuẩn ISO 22000 và ISO 9001 sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện trở ngại trong hệ thống quản lý, đồng thời việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cũng sẽ nâng cao đáng kể.
➨ Tóm lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm thì nên lựa chọn đăng ký chứng nhận ISO 22000 hoặc đăng ký đồng thời chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000.
Qua những thông tin về Quốc Việt tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng doanh nghiệp đã phân biệt rõ Giấy chứng nhận ISO 9001 và Giấy chứng nhận ISO 22000 và đưa ra được lựa chọn phù hợp với định hướng và mục tiêu của mình. Để được tư vấn chi tiết về các quy định, điều kiện ISO, quý khách hàng có thể liên hệ cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam).
Một số câu hỏi thường gặp về chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000
Chứng nhận ISO 9001 và Chứng nhận ISO 22000 có sự khác biệt về đối tượng áp dụng, các phiên bản ISO, mục đích xin chứng nhận, phạm vi hồ sơ tài liệu, nguyên tắc quản lý chất lượng và phương thức thực hiện.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Điểm khác biệt giữa chứng nhận ISO 9001 và ISO 22000.
Tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 bất kể quy mô, vị trí địa lý.
Chứng nhận ISO 9001 áp dụng cho mọi ngành nghề còn ISO 22000 chỉ tập trung vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, xin chứng chỉ ISO 9001 hay ISO 22000 sẽ dựa trên mục đích và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Có. Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP.
Có Giấy chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp sẽ được một số quyền lợi như: Miễn giấy phép ATVSTP; giảm được chi phí thu hồi, tiêu hủy; có nhiều cơ hội phát triển ra thị trường thế giới; cải thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm…
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT