Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Chi tiết về đối tượng, căn cứ phát sinh, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và các lợi ích đem lại sẽ được chia sẻ trong bài viết này.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau:
- Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;
- Quyền sở hữu công nghiệp;
- Quyền đối với giống cây trồng.
Tài sản sở hữu trí tuệ có thể là tác phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, bí mật kinh doanh, phần mềm máy tính,…
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan
- Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học.
- Đối tượng quyền được bảo hộ liên quan đến quyền tác giả gồm cuộc biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm, các chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
2. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
- Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
3. Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng
- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mới do mình phát hiện, chọn tạo, phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
- Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng là các giống cây trồng và vật liệu thu hoạch. Để được bảo hộ thì giống cây trồng mới phải thuộc danh mục loài cây trồng được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, phải có tính khác biệt, tính đồng nhất, ổn định và tên gọi phù hợp.
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng trong quyền sở hữu trí tuệ như sau:
1. Quyền tác giả và quyền liên quan
- Căn cứ phát sinh quyền tác giả kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không dựa trên nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả được phát sinh kể từ lúc cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
2. Quyền sở hữu công nghiệp
- Đối với sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí: căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam có đăng ký làm thành viên;
- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
- Đối với tên thương mại: căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
- Đối với bí mật kinh doanh: căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở bí mật kinh doanh được cung cấp một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp dựa trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền.
3. Quyền đối với giống cây trồng
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng có căn cứ xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
1. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
- Các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ thời điểm công bố tác phẩm lần đầu tiên;
- Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời của người sáng tác và sau 50 năm người sáng tác mất (nếu có đồng tác giả thì sau 50 năm đồng tác giả cuối cùng mất);
2. Thời hạn bảo hộ sáng chế
- Sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế có thời hạn bảo hộ tính từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn;
- Sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích có thời hạn bảo hộ tính từ ngày cấp bằng đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
3. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
- Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày cấp bằng độc quyền đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn;
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.
4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không giới hạn số lần gia hạn, thời gian gia hạn mỗi lần 10 năm.
➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu - Mới nhất
5. Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý
- Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn, bắt đầu từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhưng nếu sản phẩm không còn đáp ứng điều kiện của chỉ dẫn địa lý thì sẽ mất quyền bảo hộ.
6. Thời hạn bảo hộ bí mật kinh doanh
- Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động cho đến khi được công khai.
Lợi ích của việc đăng ký sở hữu trí tuệ
1. Khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu
- Đăng ký bản quyền, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bằng sáng chế… (gọi chung là đăng ký sở hữu trí tuệ) sẽ giúp tác giả khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản sở hữu trí tuệ của mình và được pháp luật bảo vệ khi có sự xâm phạm hay gây tổn hại về lợi ích cho chủ sở hữu.
2. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo
- Cá nhân, tổ chức phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để có thể tạo ra một sản phẩm hay một tác phẩm. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả mà còn khuyến khích các cá nhân, tổ chức nỗ lực nghiên cứu, cống hiến để tạo ra những sản phẩm mới.
3. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
- Đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình trước những hành vi làm giả, làm nhái hoặc không bị đối thủ cạnh tranh “chiếm đoạt”. Từ đó, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp, công bằng;
- Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp cho tác giả hoặc chủ sở hữu có thể tự do khai thác các giá trị kinh tế từ tác phẩm thông qua việc mua bán tác phẩm hoặc chuyển nhượng bản quyền.
4. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Việc này giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp với những sản phẩm hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
5. Góp phần xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh. Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã có những quy định cụ thể bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức trước những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như: cố ý sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ,…
Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về quyền sở hữu trí tuệ. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ của Quốc Việt.có thể liên hệ theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết.
Các câu hỏi thường gặp về quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ mà họ tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là tác phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, bí mật kinh doanh, phần mềm máy tính; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp, giống cây trồng mới.
Đăng ký bản quyền, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bằng sáng chế… (gọi chung là đăng ký sở hữu trí tuệ) sẽ giúp tác giả khẳng định quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản sở hữu trí tuệ của mình và được pháp luật bảo vệ khi có sự xâm phạm hay gây tổn hại về lợi ích. Bên cạnh đó, việc đăng ký sở hữu trí tuệ còn góp phần thúc đẩy kinh doanh, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Căn cứ phát sinh quyền tác giả kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không dựa trên nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không giới hạn số lần gia hạn, thời gian gia hạn mỗi lần 10 năm. Như vậy, nếu được gia hạn trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì nhãn hiệu sẽ được bảo hộ mãi mãi.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT