Thủ tục thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phần mềm 2023

Thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phần mềm như thế nào? Có được ưu đãi thuế hay không? Tất cả sẽ được Quốc Việt giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Thông tư 13/2020/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 19/08/2020.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất phần mềm mà còn thu hút nhiều doanh nghiệp lớn khác gia nhập ngành. Các chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, doanh nghiệp công nghệ thông tin khởi nghiệp.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm có thể thực một trong những hoạt động sau: thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

Điều kiện thành lập công ty phần mềm

1. Về người đại diện theo pháp luật của công ty

Căn cứ Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phần mềm phải là cá nhân và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài, từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Không bắt buộc phải là người góp vốn thành lập công ty.

➤➤Tham khảo bài viết: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2. Về tên công ty phần mềm

Tên của công ty phần mềm cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải đủ 2 thành tố: Loại hình công ty + Tên riêng. Ví dụ:  Công ty cổ phần phần mềm MOR.
  • Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
  • Không sử dụng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục để đặt tên công ty.
  • Không sử dụng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên công ty nếu chưa được sự chấp thuận của các cơ quan đó.

➤➤Tham khảo bài viết: Cách đặt tên công ty

3. Về mã ngành sản xuất phần mềm

Khi làm thủ tục thành lập công ty phần mềm, doanh nghiệp cần đăng ký các mã ngành nghề trong bảng sau:

Mã ngành nghề công ty phần mềm

Mã ngành

  Tên ngành

5820

Xuất bản phần mềm.

6210

Lập trình máy vi tính.

6202

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính.

6209

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính.

6311

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan.

6312

Cổng thông tin.

4741

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.

4651

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Chi tiết: Thiết kế website

Lưu ý: Sản xuất, kinh doanh phần mềm không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoại trừ, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị thì sau khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, cần phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự mới được hoạt động ngành nghề này. 

4. Về địa chỉ trụ sở của công ty phần mềm

  • Trụ sở chính công ty phần mềm phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng, có chức năng kinh doanh thương mại (như tòa nhà văn phòng, nhà riêng (có sổ đỏ)...). Ví dụ: Tầng 24, Keangnam Hanoi Landmark Tower, khu E6, Khu đô thị m, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Tuyệt đối không sử dụng địa chỉ giả, không sử dụng địa chỉ của căn hộ chung cư, nhà tập thể hoặc những nơi có chức năng để ở để làm địa chỉ trụ sở chính.

5. Về vốn điều lệ công ty phần mềm

Đăng ký ngành nghề kinh doanh, sản xuất phần mềm không yêu cầu vốn pháp định. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính, doanh nghiệp có thể chọn mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của công ty.

Vốn điều lệ cao hay thấp chỉ ảnh hưởng đến mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải nộp:

Lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm

Mức vốn điều lệ

  Lệ phí môn bài phải nộp

Doanh nghiệp có vốn điều lệ/vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
➤➤Tham khảo bài viết: Quy định về vốn điều lệ 

6. Về thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty

Chủ thể thành lập (các thành viên, cổ đông) thành lập công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc tổ chức pháp nhân.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập công ty

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty phần mềm

Quy trình thành lập công ty sản xuất, kinh doanh phần mềm như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty phần mềm

Căn cứ Điều 21 đến Điều 24 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty phần mềm gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty phần mềm.
  • Điều lệ công ty phần mềm.
  • Danh sách thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên/công ty hợp danh).
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần).
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân.
  • Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức.
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho 1 tổ chức thay doanh nghiệp thực hiện thủ tục tại Sở KHĐT (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ.

 Hồ sơ thành lập công ty phần mềm

2. Nộp hồ sơ thành lập công ty phần mềm tại Sở KHĐT

Tùy thuộc vào từng tỉnh thành, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (áp dụng với 1 số tỉnh thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương…).
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

3. Nhận kết quả tại Sở KHĐT

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thực hiện nộp lại.

4. Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp phải đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đăng ký kinh doanh) theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nội dung đăng thông báo gồm các nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như: Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin về các thành viên/cổ đông góp vốn…
  • Lệ phí đăng thông báo: 100.000 đồng/lần theo Thông tư 47/2019/TT-BTC.

5. Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty phần mềm

Sau khi được cấp Đăng ký kinh doanh, công ty phần mềm cần thực hiện ngay các việc sau:

  • Khắc con dấu pháp nhân.
  • Treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính.
  • Mua chữ ký số để kê khai, nộp báo cáo, nộp thuế điện tử…
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế.
  • Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
  • Phát hành hóa đơn điện tử nếu công ty có nhu cầu xuất hóa đơn.
  • Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày có Đăng ký kinh doanh.
  • Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép con/chứng chỉ hành nghề (nếu có).

➤➤Tham khảo bài viết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Ưu đãi về thuế dành cho công ty sản xuất, gia công phần mềm

1. Điều kiện để được xác định là doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Căn cứ theo Điều 3, Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT, một công ty được công nhận là công ty sản xuất phần mềm và đủ điều kiện để được hưởng các ưu đãi về thuế nếu đáp ứng được quy trình sản xuất phần mềm.

Công ty được xác định là đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm nếu thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Thực hiện ít nhất 1 trong 2 công đoạn “Xác định yêu cầu” hoặc “ Phân tích và thiết kế”.
  • Có tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã thực hiện từng công đoạn đó.

Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm bao gồm 7 công đoạn sau:

  • Xác định yêu cầu.
  • Phân tích và thiết kế.
  • Lập trình, viết mã lệnh.
  • Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.
  • Hoàn thiện, đóng gói sản xuất phần mềm.
  • Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm.
  • Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

2. Các ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp phần mềm

Một là, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm không phải chịu thuế GTGT.

Hai là, doanh nghiệp sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau:

  • Được hưởng ưu đãi thuế TNDN với mức thuế suất 10% trong vòng 15 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án sản xuất phần mềm được đầu tư mới (Thuế suất TNDN thông thường là 20%).
  • Thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế.

Ba là, được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện phục vụ cho sản xuất sản phẩm phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp hoặc hàng hóa dùng để tạo tài sản cố định.

Dịch vụ thành lập công ty phần mềm của Quốc Việt

Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành doanh nghiệp, Quốc Việt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện mọi thủ tục cần thiết và nhận được giấy phép kinh doanh trong thời gian sớm nhất.

  • Chi phí thành lập công ty phần mềm trọn gói chỉ 1.200.000đ, cam kết không phát sinh.
  • Doanh nghiệp không cần đi lại, không cần soạn hồ sơ. 
  • Quốc Việt sẽ bàn giao GPKD, con dấu tròn công ty tận nơi cho doanh nghiệp.

➤➤Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty của Quốc Việt

Doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn chi tiết về dịch vụ thành lập công ty phần mềm hãy liên hệ ngay cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Một số câu hỏi khi thành lập công ty phần mềm

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phần mềm cần đáp ứng các điều kiện về tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ… Ngoài ra, doanh nghiệp phải có hồ sơ đăng ký thành lập công ty phần mềm gửi Sở KHĐT và nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp.

➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập công ty phần mềm

Sản xuất phần mềm như là phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích… không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị thì phải xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự mới được hoạt động ngành nghề này. 

Tổng chi phí thành lập công ty phần mềm là 1.200.000 đồng, đã bao gồm lệ phí nhà nước, phí dịch vụ của Quốc Việt, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh và con dấu pháp nhân.

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty phần mềm.
  • Điều lệ công ty phần mềm.
  • Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập.
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của các thành viên, cổ đông góp vốn.
  • Các giấy tờ liên quan khác.

➤➤Tham khảo chi tiết:  Hồ sơ thành lập công ty phần mềm

Tùy từng tỉnh thành, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phần mềm cần thực hiện ngay những việc sau: Khắc con dấu pháp nhân, làm và treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính, mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng, khai thuế ban đầu…

➤➤Tham khảo bài viết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Công ty phần mềm được hưởng những ưu đãi về thuế cụ thể như sau:

  • Một là, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm không phải chịu thuế GTGT.
  • Hai là, được hưởng ưu đãi thuế TNDN với mức thuế suất 10% trong vòng 15 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án sản xuất phần mềm được đầu tư mới (Thuế suất TNDN thông thường là 20%). Thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế.
  • Ba là, được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, vật tư, linh kiện phục vụ cho sản xuất sản phẩm phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp hoặc hàng hóa dùng để tạo tài sản cố định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn