Mở quán cafe - Chi phí & thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Bạn chưa có kinh nghiệm mở quán cafe và chưa biết chi phí, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe như thế nào? Cần những loại giấy phép gì? Hãy cùng Quốc Việt giải đáp trong bài viết này.

Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?

  • Kinh doanh cafe được xếp vào nhóm kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm cố định. Do đó, nếu bạn có nhu cầu mở quán cafe thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
  • Với những quán quy mô kinh doanh lớn, diện tích rộng hay muốn phát triển thành chuỗi như Trung Nguyên, Highlands Coffee… thì bạn nên thành lập công ty. Còn nếu bạn chỉ muốn mở quán cafe quy mô nhỏ, cafe sân vườn hay cafe mang đi (cafe take away) thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Căn cứ theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, những người kinh doanh manh mún không có địa điểm cố định (bán quà vặt, bán hàng rong, kinh doanh thời vụ) không phải đăng ký hộ kinh doanh cũng như thành lập công ty. Như vậy, trường hợp người bán cafe dạo, cafe vỉa hè không thường xuyên, thu nhập thấp thì không cần đăng ký kinh doanh.
     


 

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe

1. Đăng ký kinh doanh quán cafe theo mô hình hộ kinh doanh

Thủ tục đăng ký mở hộ kinh doanh cafe:

  • Bước 1: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại UBND huyện/quận nơi đặt địa điểm hộ kinh doanh hoặc nộp hồ sơ online trên trang dịch vụ công của Sở KHĐT tỉnh.
  • Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch kiểm duyệt hồ sơ và trình lãnh đạo ký duyệt, cấp giấy phép hoạt động cho hộ kinh doanh.
  • Bước 3: Chủ hộ kinh doanh căn cứ thời gian trên giấy hẹn đến và nhận kết quả.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh quán cafe gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc bản sao sổ đỏ nếu chủ hộ kinh doanh đứng tên địa điểm mở quán cafe.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

2. Đăng ký kinh doanh quán cafe theo mô hình công ty

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quán cafe:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh quán cafe.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KHĐT tỉnh - nơi đặt trụ sở chính công ty hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy biên nhận bản giấy hoặc gửi qua email cho doanh nghiệp.
  • Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 4: Doanh nghiệp căn cứ thời gian trên Giấy biên nhận tới Sở KHĐT để nhận kết quả hoặc đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh quán cafe gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh quán cafe.
  • Điều lệ công ty kinh doanh quán cafe.
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên, cổ đông góp vốn.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty

3. Xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có chỗ giữ xe và có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin Giấy phép an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Bản sao Đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của quán cafe bảo đảm đáp ứng điều kiện vệ sinh ATTP.
  • Bản vẽ thiết kế mặt bằng của quán cafe.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ quán cafe và nhân viên trực tiếp pha chế, kinh doanh đồ uống tại quán cafe.
  • Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ quán và nhân viên kinh doanh tại quán cafe.
  • Bản cam kết đảm bảo ATTP đối với nguyên liệu và đồ uống do quán cafe cung cấp.

 Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan nộp hồ sơ: Bộ Y tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán cafe.


 

Kinh nghiệm mở quán cafe

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh: 

  • Địa điểm mở quán cafe luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của chủ quán. Bạn nên chọn những mặt bằng kinh doanh gần khu văn phòng, trường cao đẳng, đại học, đông người qua lại, có vỉa hè, chỗ đậu xe, thuận lợi về giao thông và người đi đường có thể nhìn thấy quán từ xa.

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: 

  • Bạn cần nghiên cứu và xác định rõ tập khách hàng bạn sẽ phục vụ là ai (dân văn phòng, học sinh, sinh viên) vì điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như: Xác định phong cách thiết kế cho quán cafe (trẻ trung, mộc mạc, hiện đại…), thiết kế menu đồ uống, giá thành đồ uống, phong cách phục vụ.

Phong cách thiết kế của quán cafe: 

  • Dựa trên các yếu tố về diện tích, khả năng tài chính, thị hiếu khách hàng, bạn cần lựa chọn một phong cách phù hợp với quán cafe của mình sao cho hài hòa với cảnh quan xung quanh mà vẫn tạo được điểm ấn tượng, hấp dẫn khách hàng từ bên ngoài cho tới không gian bên trong quán. Bạn có thể tự thiết kế quán của mình theo phong cách cafe sách, cafe sân vườn, cafe vintage… hoặc có thể thuê các đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp để hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Thiết kế menu và định giá sản phẩm:

  • Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những sở thích khác nhau về đồ uống. Ngoài những thức uống chủ đạo của quán về cafe thì quán cần bổ sung thêm những loại đồ uống khác cho khách hàng lựa chọn. 
  • Giá đồ uống cần phù hợp với đối tượng khách hàng và có tính cạnh tranh với các đối thủ lân cận. Trong thời gian đầu, quán cần quan sát phản ứng của khách hàng để kịp thời có những điều chỉnh về giá cho phù hợp.

Hoạt động marketing - quảng cáo

  • Bạn cần chuẩn bị một kế hoạch marketing bài bản, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của quán cafe để thu hút được nhiều khách hàng biết và ghé quán.
  • Tiếp theo quán cần lựa chọn kênh truyền thông để dễ dàng tiếp cận với khách hàng. Có nhiều kênh chi phí thấp mà hiệu quả cao như: facebook, zalo, youtube, tiktok, instagram, linkedin…

Chi phí mở quán cafe 

Với mỗi loại hình và quy mô quán cafe thì chi phí mở cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, chủ quán sẽ mất những khoản chi phí sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí cải tạo, xây dựng quán cafe.
  • Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị, dụng cụ.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu để pha chế đồ uống.
  • Chi phí hàng tháng phải trả gồm: tiền điện, nước, lương nhân viên, bãi đậu xe…
  • Chi phí quảng cáo, marketing cho quán.
  • Chi phí đăng ký kinh doanh.

Dựa theo kinh nghiệm thực tế, mức chi phí đầu tư ban đầu cho quán cafe có thể như sau:

  • Quán cafe bình dân: trên dưới 100 triệu đồng.
  • Quán cafe sân vườn ở phố, cafe sách. cafe mèo: từ 300 - 500 triệu đồng trở lên.
  • Quán cafe bóng đá: Khoảng 100 - 200 triệu đồng trở lên.
  • Quán cafe mang đi (cafe take away): 150 - 300 triệu đồng.

Trên đây, Quốc Việt đã chia sẻ cho bạn những kiến thức rất hữu ích về hồ sơ, thủ tục và kinh nghiệm mở quán cafe. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về việc thành lập hộ kinh doanh hay thành lập công ty kinh doanh quán cafe có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi về thủ tục mở quán cafe

Có. Kinh doanh cafe được xếp vào nhóm kinh doanh dịch vụ ăn uống, có địa điểm cố định. Do đó, nếu bạn có nhu cầu mở quán cafe thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

Nếu bạn Với những quán quy mô kinh doanh lớn, diện tích rộng hay muốn phát triển thành chuỗi như Trung Nguyên, Highlands Coffee… thì bạn nên thành lập công ty. Còn nếu bạn chỉ muốn mở quán cafe quy mô nhỏ, cafe sân vườn hay cafe mang đi (cafe take away) thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Khi kinh doanh quán cafe bạn cần 2 loại giấy phép sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chi phí bình quân mở 1 quán cafe bình dân khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Chi phí này phụ thuộc vào quy mô của quán, địa điểm kinh doanh và nhiều yếu tố khác.

Thành phần hồ sơ gồm có: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
  • Bản sao chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc bản sao sổ đỏ nếu chủ hộ kinh doanh đứng tên địa điểm mở quán cafe.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Khi mở quán cafe, bạn cần phải trả những chi phí sau: 

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí cải tạo, xây dựng quán cafe.
  • Chi phí mua sắm nội thất, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu để pha chế đồ uống.
  • Chi phí hàng tháng phải trả gồm: tiền điện, nước, lương nhân viên, bãi đậu xe…
  • Chi phí quảng cáo, marketing cho quán.
  • Chi phí đăng ký kinh doanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn