Dịch vụ giặt là là một trong mô hình kinh doanh phổ biến, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhiều người kể cả ở nông thôn hay thành phố. Nếu bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là nhưng lại không biết có cần đăng ký GPKD không? Thủ tục và hồ sơ như thế nào? Hãy cùng Quốc Việt tìm câu trả lời qua bài viết này.
Mở cửa hàng giặt là có cần giấy phép kinh doanh?
Giấy phép kinh doanh là một trong những giấy tờ minh chứng cho việc hoạt động kinh doanh của bạn là hợp pháp. Có GPKD, cửa hàng bạn sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Mặc khác, mở cửa hàng dịch vụ giặt là không nằm trong trường hợp được miễn đăng ký GPKD như: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp (Quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
➥ Chính vì thế, mở cửa hàng giặt là, giặt ủi bắt buộc phải đăng ký GPKD. Và tùy vào quy mô cửa hàng, bạn có thể lựa chọn mở công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Trong trường hợp, cửa hàng hoạt động nhưng không có giấy phép sẽ bị phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hộ kinh doanh và từ 50.000.000đ đến 100.000.000đ đối với doanh nghiệp/công ty (Theo Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là
1. Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ giặt là cần đăng ký
Cửa hàng giặt là thuộc ngành nghề không có điều kiện, với mã ngành 9620: Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. Mã ngành này sẽ gồm các hoạt động như:
- Giặt khô, giặt ướt, là… các loại quần áo (kể cả loại bằng da lông) và hàng dệt, được giặt bằng tay, bằng máy giặt; giặt chăn, ga, gối đệm, màn, rèm;
- Nhận và trả đồ giặt cho khách hàng.
2. Vốn điều lệ đăng ký
Khi làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hoặc làm thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giặt là, bạn không bắt buộc phải đăng ký mức vốn điều lệ cụ thể là bao nhiêu, mà tùy vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh dự tính mà chủ hộ kinh doanh/chủ doanh nghiệp có thể đưa ra mức vốn hợp lý.
3. Địa chỉ đăng ký
Với cửa hàng dịch vụ giặt là, bạn nên lựa chọn những nơi đông đúc có mật độ dân sinh sống và nhu cầu giặt ủi cao như: Ký túc xá, nhà trọ, khu dân cư…
Lưu ý: Để mở được cửa hàng kinh doanh giặt là thì địa chỉ phải rõ ràng, cụ thể và không được ở chung cư, nhà tập thể hay các địa điểm đang nằm trong khu quy hoạch nhà nước.
4. Cách đặt tên cửa hàng giặt là
- Với mô hình hộ kinh doanh: Tên hộ kinh doanh không được trùng với hộ kinh doanh khác trong phạm vi cấp huyện;
- Với mô hình công ty: Tên công ty không được trùng với hoặc nhầm lẫn với công ty khác trong phạm vi cả nước.
Lưu ý: Tên cửa hàng ngoài việc gắn liền với hộ kinh doanh thì tên cửa hàng còn có thể gắn liền với ngành nghề kinh doanh để khách hàng dễ nhận biết.
Ví dụ: Cửa hàng giặt là Võ Thành A
➤➤ Tham khảo bài viết: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Thủ tục, hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là
1. Chuẩn bị hồ sơ
➤Đối với mô hình hộ kinh doanh
Hồ sơ mở HKD giặt là bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh giặt là;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà/sổ đỏ của thuê mặt bằng;
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ cửa hàng giặt là.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh giặt là.
➤ Đối với mô hình công ty
Hồ sơ mở công ty kinh doanh dịch vụ giặt là bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty giặt là;
- Điều lệ công ty giặt là;
- Danh sách thành viên góp vốn;
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập, cổ đông nhà đầu tư, văn bản ủy quyền người đại diện…
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giặt là.
2. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
➤ Hộ kinh doanh: Bạn nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện nơi địa điểm đặt cửa hàng giặt ủi.
➤ Công ty: Bạn nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nếu hoạt động kinh doanh dịch vụ giặt là trực tiếp tại địa chỉ trụ sở chính.
Ngoài việc nộp trực tiếp, bạn cũng có thể đăng ký thủ tục online tại trang dịch vụ công của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
3. Thời gian nhận GPKD
Đối với cả mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là theo mô hình hộ kinh doanh hay công ty thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hộ kinh doanh cá thể. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký sẽ có văn bản thông báo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
>> Tham khảo bài viết:
Một số loại thuế phải đóng khi mở cửa hàng dịch vụ giặt là
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, công ty/hộ kinh doanh dịch vụ giặt là cần phải nộp các loại thuế sau:
- Đối với hộ kinh doanh có doanh thu trung bình từ 100 triệu đồng/năm trở xuống: Không phải nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN.
- Đối với hộ kinh doanh có doanh thu trung bình trên 100 triệu đồng/năm trở lên phải nộp lệ phí môn bài từ 300.000 - 1.000.000 đồng/năm, tiền thuế GTGT, thuế TNCN (mức tính tương đương tổng của 3 loại thuế này gọi là thuế khoán).
- Đối với công ty: Phải nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý:
- Hộ kinh doanh lần đầu tham gia hoạt động kinh doanh được miễn thuế môn bài năm đầu tiên.
- Doanh nghiệp/công ty được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập. Ngoài ra, doanh nghiệp phải nộp tờ khai hàng quý và nộp báo cáo tài chính năm lên Cơ quan thuế.
>> Xem thêm:
Với những thông tin về thủ tục, hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là, Quốc Việt hy vọng bạn có thể thuận lợi mở được tiệm giặt ủi như mong muốn. Nếu bạn cần biết thêm thông tin hoăc cần được giải đáp thắc mắc có thể liên hệ Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Các câu hỏi thường gặp về mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là
Mới bắt đầu, bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh cá thể (kinh doanh hộ gia đình). Hình thức kinh doanh này phù hợp với quy mô nhỏ, lẻ, thủ tục pháp lý đơn giản lại dễ quản lý. Sau một thời gian công việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt và bạn muốn mở rộng thêm nhiều chuỗi cửa hàng thì có thể chuyển đổi sang hình thức công ty.
➥ Nếu đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh, thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ cửa hàng; bản sao hợp đồng thuê nhà/sổ đỏ địa điểm kinh doanh.
➥ Nếu đăng ký theo hình thức công ty, thành phần sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ công ty; danh sách thành viên; CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân là thành viên, người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập, cổ đông nhà đầu tư, văn bản ủy quyền người đại diện…
➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục, hồ sơ mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là
Để mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ giặt là bạn cần thực hiện 3 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện đối với HKD; nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nếu thành lập công ty;
- Bước 3: Nhận kết quả đăng ký GPKD.
Bạn phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh hoặc công ty với mã ngành nghề 9620: Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú để được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Có. Vì nếu hoạt động kinh doanh mà không đăng ký sẽ bị phạt từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng nếu đó là hình thức hộ kinh doanh (Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP) và phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp/công ty (Khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT