Quy định, điều kiện xin cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Quy định, điều kiện xin cấp giấy phép đầu tư như thế nào? Tất cả sẽ được Quốc Việt chia sẻ chi tiết trong bài viết này.

Được xếp vào Top 5 quốc gia có nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ngày càng càng trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn “xuống tiền” để kinh doanh tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền trước khi triển khai dự án đầu tư.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (hay giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư) là giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Nói cách khác, Giấy chứng nhận đầu tư chính là điều kiện bắt buộc để được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đầu tư có thể được cấp dưới dạng văn bản trực tiếp hoặc bản điện tử, ghi nhận đầy đủ thông tin về dự án đầu tư như: tên dự án đầu tư, thông tin nhà đầu tư, mã số dự án đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô dự án… và các thông tin liên quan khác.

Thời hạn của Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế và không quá 70 năm đối với dự án trong khu kinh tế. 

Các trường hợp phải xin Giấy chứng nhận đầu tư

Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2020, những dự án của nhà đầu tư nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi triển khai, bao gồm:

  • Dự án đầu tư tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế hoặc thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần vào một tổ chức kinh tế tại Việt Nam hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC mà tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau:
    + Trường hợp 1: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% tổng vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là người nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
    + Trường hợp 2: Có tổ chức kinh tế tại trường hợp 1 giữ trên 50% tổng vốn điều lệ;
    + Trường hợp 3: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế tại trường hợp 1 nắm giữ trên 50% tổng vốn điều lệ.

Tựu chung lại:

Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận đầu tư khi:

  • Thành lập công ty trực tiếp từ vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Hoặc sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một doanh nghiệp tại Việt Nam, khiến tổng tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài - Mới nhất.

Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020, đối với các dự án không thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư cụ thể;
  • Không đăng ký những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh. Trường hợp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo luật định;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư, phạm vi đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, đối tác tham gia đầu tư.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án của nhà đầu tư nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

  • Ban Quản lý khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế có thẩm quyền cấp/điều chỉnh/thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho  dự án đầu tư trong KCN, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế;
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố có thẩm quyền cấp/điều chỉnh/thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư bên ngoài KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Mới nhất.

Trên đây là những chia sẻ của Quốc Việt về các quy định, điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc quan tâm đến dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể liên hệ cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Những câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận đầu tư

Giấy phép đầu tư là cách gọi vắn tắt của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là giấy phép hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Nội dung của giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các thông tin về dự án đầu tư như: tên dự án đầu tư, thông tin nhà đầu tư, mã số dự án đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô dự án… và các thông tin liên quan khác.

Thời hạn của giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm với dự án đầu tư ngoài khu kinh tế và không quá 70 năm đối với dự án trong khu kinh tế. 

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư cụ thể;
  • Không đăng ký những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường.

Nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đầu tư khi:

  • Thành lập công ty trực tiếp từ vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Hoặc sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một doanh nghiệp tại Việt Nam, khiến tổng tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn