Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty doanh nghiệp | MỚI

Bài viết này, Quốc Việt sẽ chia sẻ về những lưu ý, kinh nghiệm cần biết khi đăng ký thành lập công ty giúp tiết kiệm thời gian, chi phí chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý 

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.

Lưu ý về vốn điều lệ của công ty

Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hoặc tối thiểu khi thành lập công ty. Phụ thuộc vào ngành nghề hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể đăng ký số vốn phù hợp. Tuy nhiên, khi đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Chủ doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký đối với công ty TNHH, công ty cổ phần.
  • Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định/vốn ký quỹ, thì công ty cần đăng ký và duy trì trong suốt quá trình hoạt động mức vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn vốn pháp định/vốn ký quỹ.
  • Không nên đăng ký với mức vốn điều lệ quá thấp vì có thể giảm mức độ cạnh tranh hoặc không tạo đủ niềm tin với đối tác hoặc khách hàng. Đặc biệt là đối với các công ty có tham dự đấu thầu dự án.
  • Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, thành viên/cổ đông sáng lập cần góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp (Căn cứ Điều 47 Luật Doanh nghiệp).
  • Mức vốn điều lệ sẽ trực tiếp quyết định lệ phí môn bài mà doanh nghiệp cần đóng hằng năm. Cụ thể là:

LỆ PHÍ MÔN BÀI DOANH NGHIỆP ĐÓNG HẰNG NĂM

Vốn điều lệ

Tiền thuế môn bài phải đóng

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 đồng/năm

➤➤Tham khảo chi tiết: Vốn điều lệ của công ty

Lưu ý về người đại diện pháp luật của công ty

Người đại diện pháp luật sẽ là người trực tiếp tham gia điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp làm người đại diện pháp luật hoặc thuê người khác hỗ trợ mình. Tuy nhiên, người đại diện pháp luật cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì cần làm văn bản ủy quyền cho người khác.
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.
  • Trường hợp thuê người đại diện theo pháp luật thì cần có hợp đồng lao động, thời hạn hợp đồng không quá 5 năm và phải có quyết định bổ nhiệm.

➤➤Tham khảo chi tiết:  Người đại diện theo pháp luật của công ty

Lưu ý về chọn loại hình doanh nghiệp

Bạn có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo 1 trong 5 loại hình như sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên với duy nhất 1 thành viên cá nhân/tổ chức góp vốn.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên góp vốn.
  • Công ty cổ phần cần có tối thiểu 3 cổ đông góp vốn thành lập công ty và không quy định số lượng cổ đông tối đa.
  • Công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên sở hữu chung công ty (thành viên hợp danh), có thể có thêm các thành viên góp vốn.
  • Doanh nghiệp tư nhân có duy nhất 1 cá nhân góp vốn thành lập công ty.

Một số lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

  • Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm pháp lý khác nhau, do đó, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty.
  • Doanh nghiệp có thể căn cứ lựa chọn loại hình kinh doanh dựa vào số lượng thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Đa phần các công ty mới sẽ lựa chọn thành lập công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thay vì doanh nghiệp tư nhân. 
  • Sau khi thành lập, nếu cảm thấy loại hình kinh doanh hiện tại không phù hợp hoặc muốn mở rộng, phát triển công ty, doanh nghiệp có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

➤➤Tham khảo bài viết: Ưu điểm của các loại hình doanh nghiệp

Lưu ý về địa chỉ trụ sở chính

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, doanh nghiệp cần lưu ý về những điểm sau khi lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính:

  • Địa chỉ đặt trụ sở chính phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ làm hồ sơ khớp với địa chỉ trên thực tế, rõ ràng, chính xác. Ví dụ: 202 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Không được đăng ký trụ sở chính tại căn hộ chung cư, nhà tập thể chỉ có chức năng để ở hoặc những nơi hạn chế kinh doanh.
  • Cần có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (sổ đỏ) đối với nhà riêng hoặc quyền sử dụng hợp pháp (hợp đồng thuê) đối với địa chỉ trụ sở chính.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp có thể thuê địa chỉ trụ sở chính tại các tòa nhà văn phòng hoặc thỏa thuận mượn nhà của người thân, bạn bè để đặt trụ sở chính.

Lưu ý về chọn ngành nghề kinh doanh

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, công ty cần lưu ý:

  • Doanh nghiệp có thể tự do đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng và duy trì các điều kiện trong suốt quá trình hoạt động. Ví dụ: Ngành môi giới bất động sản, khi công ty chính thức đi vào hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động cần đáp ứng trong công ty có 2 thành viên có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
  • Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh và xuất hóa đơn những ngành nghề đã đăng ký. Do đó, nếu có thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề thì phải làm thủ tục thông báo với Sở Kế hoạch & Đầu tư trong vòng 10 ngày kể từ khi có thay đổi (Khoản 1, Khoản 2 Điều 31 Luật Doanh nghiệp).

➤➤Tham khảo bài viết: Quy định về ngành nghề kinh doanh

Lưu ý về đặt tên công ty 

Doanh nghiệp có thể đặt tên công ty theo sở thích, dựa vào phong thuỷ, địa danh nổi tiếng, theo tên của chủ sở hữu công ty, gắn liền với ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, chủ doanh cần lưu ý khi đặt tên công ty cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Tên công ty bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH Thuế Quốc Việt.
  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
  • Không được sử dụng các từ ngữ vi phạm đạo đức, lịch sử, văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên công ty.
  • Không sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị -  xã hội để đặt tên cho công ty nếu chưa được sự chấp thuận của các đơn vị này.

➤➤Tham khảo bài viết: Cách đặt tên công ty 

Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp của Quốc Việt

4 cam kết đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Quốc Việt:

  • Rõ ràng về chi phí: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 1.200.000đ, cam kết không phát sinh chi phí.
  • Thủ tục đơn giản: Khách hàng chỉ cần cung cấp bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn thành lập công ty.
  • Tiết kiệm thời gian: Quốc Việt sẽ bàn giao Giấy phép kinh doanh và con dấu tận nơi cho doanh nghiệp chỉ sau 5-7 ngày làm việc. Doanh nghiệp không cần mất thời gian đi lại thực hiện thủ tục.
  • Chính sách hậu mãi: Quốc Việt luôn sẽ luôn hỗ trợ tư vấn về kế toán - thuế - pháp lý cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.

➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập công ty

Trên đây là những lưu ý cần biết trước khi chủ doanh nghiệp thành lập công ty. Nếu quý khách hàng còn có bất cứ thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ thành lập công ty thì hãy liên hệ ngay với Quốc Việt qua số hotline 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung)0902.553.555 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Câu hỏi thường gặp về lưu ý thành lập công ty doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp của Quốc Việt chỉ 1.200.000đ, cam kết không phát sinh chi phí, bàn giao giấy phép kinh doanh và con dấu tận nơi cho doanh nghiệp sau 5-7 ngày làm việc.

➤➤ Tham khảo bài viết: Dịch vụ thành lập công ty

Để thành lập công ty, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Lưu ý về quy định vốn điều lệ của công ty.
  • Quy định về người đại diện pháp luật.
  • Lưu ý là địa chỉ trụ sở chính của công ty.
  • Lưu ý khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Lưu ý khi đăng ký chọn ngành nghề kinh doanh.

➤➤ Tham khảo bài viết: Những lưu ý khi thành lập công ty

Đặt tên cho công ty, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Tên công ty bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. 
  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.

➤➤Tham khảo chi tiết: Lưu ý về đặt tên công ty

Doanh nghiệp cần lưu ý về những điểm sau khi lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính:

  • Địa chỉ đặt trụ sở chính phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ làm hồ sơ khớp với địa chỉ thực tế, địa chỉ phải rõ ràng, chính xác.
  • Không được đăng ký trụ sở chính tại tòa nhà, căn hộ chung cư, nhà tập thể có chức năng để ở hoặc những nơi hạn chế kinh doanh.
  • Cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.

➤➤Tham khảo chi tiết: Lưu ý về địa chỉ trụ sở chính

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, công ty cần lưu ý:

  • Doanh nghiệp có thể tự do đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần đáp ứng và duy trì điều kiện trong suốt quá trình hoạt động. 
  • Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh và xuất hóa đơn những ngành nghề đã đăng ký. 

➤➤Tham khảo bài viết: Quy định về ngành nghề kinh doanh

Chủ doanh nghiệp lưu ý lựa chọn người đại diện pháp luật cho công ty cần:

  • Là công dân Việt Nam/người nước ngoài, từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp.

➤➤Tham khảo chi tiết: Người đại diện theo pháp luật của công ty

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn