Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản là gì? Quy trình, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản như thế nào? Các mã ngành nghề cần đăng ký trong hồ sơ thành lập là gì? Quốc Việt sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2018.
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 04/01/2021.
Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Thành lập công ty xuất khẩu nông sản cần đáp ứng các điều kiện sau của Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể là:
1. Điều kiện về tên công ty xuất khẩu nông sản
Tên công ty xuất khẩu nông sản cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp, như sau:
- Tên được đặt bằng tiếng Việt, bao gồm 2 thành tố là: Loại hình công ty + Tên riêng.
- Nếu là tên nước ngoài cần được phiên dịch từ tên tiếng Việt, giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài trong hệ chữ La-tin.
- Không trùng/gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi toàn quốc.
- Không sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục để đặt tên công ty.
- Không sử dụng tên của lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội để đặt tên công ty nếu chưa được cho phép.
Ví dụ: Công ty TNHH thu mua và xuất khẩu nông sản Tân Kỳ.
➤➤Tham khảo chi tiết: Cách đặt tên công ty
2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, công ty xuất khẩu nông sản cần đăng ký các mã ngành nghề sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp:
MÃ NGÀNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
|
0118 - Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa
|
4631 - Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ
|
0119 - Trồng cây hàng năm khác
|
4632 - Bán buôn thực phẩm
|
0121- Trồng cây ăn quả
|
4711 - Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
|
0128 - Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm
|
4721 - Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
|
4620 - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
|
4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
|
Xuất khẩu nông sản là ngành nghề có điều kiện. Tùy thuộc vào các hiệp định đã ký kết và yêu cầu liên quan đến an ninh quốc gia giữa các nước, khi xuất khẩu nông sản cần phải đáp ứng các điều kiện chung như sau:
- Trường hợp xuất khẩu nông sản thông thường (trừ mặt hàng gạo) công ty cần đáp ứng các điều kiện về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế theo hướng dẫn của Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Xuất khẩu gạo cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng dẫn của Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
- Có giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
- Cần đáp ứng các điều kiện về Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa phải kiểm dịch thực vật.
- Ngoài ra công ty xuất khẩu gạo cần liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết thêm các yêu cầu cụ thể của nước này đối với mặt hàng xuất khẩu của công ty.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS
3. Điều kiện về địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ trụ sở chính của công ty xuất khẩu nông sản phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, cụ thể là:
- Nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được xác định rõ: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, email (nếu có).
- Không được phép đặt trụ sở chính công ty tại nhà chung cư, căn hộ tập thể và những nơi chỉ có chức năng để ở.
- Công ty xuất khẩu nông sản đặt trụ sở chính tại tòa nhà văn phòng, địa chỉ nhà riêng cần phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp như hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng thuê/mượn nhà…
4. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty
Người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu nông sản cần đáp ứng các điều kiện:
- Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
5. Điều kiện về vốn điều lệ
- Luật Doanh nghiệp 2020 không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình để đảm bảo có thể góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh.
- Từ ngày 01/01/2022, trường hợp doanh nghiệp có hành vi kê khai khống mức vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 100.000.000 đồng (Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Để thành lập công ty xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Căn cứ Điều 21, 22, 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu nông sản.
- Điều lệ công ty xuất khẩu nông sản.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của công ty xuất khẩu nông sản.
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực CCCD/Hộ chiếu của các cổ đông/thành viên góp vốn.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
- Bản sao công chứng hoặc chứng thực CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập lên Sở Kế hoạch và Đầu tư
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất khẩu nông sản theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở chính cho công ty xuất khẩu nông sản.
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả cho doanh nghiệp:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty xuất khẩu nông sản.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.
Bước 4: Thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Ngay sau khi hoàn thành thủ thành lập công ty xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần thực hiện 9 công việc sau:
- Khắc dấu tròn pháp nhân cho công ty.
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính và chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty xuất khẩu nông sản (nếu có).
- Mua chữ ký số để kê khai, nộp thuế điện tử, BHXH, hải quan điện tử...
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản công ty cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp công ty.
- Mua và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
- Hoàn thiện các thủ tục như: góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký, đáp ứng các điều kiện để xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), các giấy tờ khác theo quy cầu của pháp luật và nước nhập khẩu nông sản.
➤➤Tham khảo bài viết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu nông sản tại Quốc Việt
Quốc Việt tự tin sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu nông sản một cách tối ưu bằng gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói với các ưu điểm nổi bật:
- Tư vấn từ A-Z các điều kiện và hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản.
- Trọn gói chi phí thành lập chỉ 1.200.000đ, hoàn thành dịch vụ sau 5 - 7 ngày làm việc.
- Hồ sơ cần cung cấp đơn giản, chi phí minh bạch, rõ ràng.
- Bàn giao các quyền lợi (như GPKD, con dấu và các quyền lợi khác nếu có) tận nơi.
- Miễn phí tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.
➤➤Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói
Trên đây là thông tin Quốc Việt đã chia sẻ về điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS). Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty xuất khẩu nông sản có thể liên hệ cho Quốc Việt theo số 0972.006.222 (Miền Bắc) - 090.758.1234 (Miền Trung) - 0902.553.555 (Miền Nam) để được tư vấn chi tiết.
Câu hỏi thường gặp về thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Công ty xuất khẩu nông sản cần đăng ký mã ngành nghề sau: 0118, 0119, 0121, 0128, 4620, 4631, 4632, 4711, 4721, 4722.
➤➤Tham khảo chi tiết: Mã ngành xuất khẩu nông sản
Thành lập công ty xuất khẩu nông sản trọn gói tại Quốc Việt chỉ 1.200.000 đồng, hoàn thành và bàn giao giấy phép kinh doanh tận nơi cho doanh nghiệp sau 5-7 ngày làm việc.
➤➤Tham khảo chi tiết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói
Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu nông sản.
- Điều lệ công ty xuất khẩu nông sản.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập công ty.
- Các giấy tờ pháp lý khác.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu nông sản.
- Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Bước 3: Nhận kết quả.
- Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản.
➤➤Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Có. Để xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT